TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121467
Số người đang truy cập:
182


Tin Liên hiệp Hội

Tập huấn về Tiếp cận Chương trình02/08/2010

Trong hai ngày 28 – 29/7/2010, nhóm Hợp tác và Phát triển (CDG) đã tổ chức tập huấn về Tiếp cận theo Chương trình (Programatic Approach – PA) cho 15 người (2/3 là nữ và hầu hết là cán bộ trẻ của CDG). Hai tập huấn viên của khóa học là ông Đặng Ngọc Quang (RDSC) và bà Lâm Thị Thu Sửu (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội – CSRD, thuộc Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế).

Nội dung khóa tập huấn gồm: khái niệm tiếp cận chương trình, quá trình hình thành tiếp cận, các tiến trình, khung kế hoạch tiếp cận, tiến trình khởi tạo với các hoạt động phân tích bối cảnh, tình huống, các “tiếp cận” đa phương (multi-stakeholders), các kỹ thuật bản đồ quan hệ (rich map). Khóa học cũng đề cập và giải quyết vấn đề lập kế hoạch thích ứng cho hành động hợp tác (collaborative action), cách theo dõi và giám sát theo tiếp cận mới. Một số thuyết trình ngắn đã giới thiệu về phương pháp phân tích quyền lực và giới thiệu bảng kê các kỹ thuật được dùng trong vận động chính sách như là một hoạt động hợp tác. Một bài giảng khác được thực hiện với một nội dung thú vị về năng lực liên – cá – nhân (interpersonal capacities) xung đột – một hiện tượng thường gặp trong quá trình hành động hợp tác – quản lý và giải quyết xung đột. Các công cụ lập kế hoạch theo tiếp cận chương trình thay cho “khung logic” là khung lý giải (theory of change) được giới thiệu cho các tham dự viên. Đáng tiếc là tài liệu tham khảo lại là tiếng Anh, nên hạn chế khả năng tiếp thu của các tham dự viên trẻ học ở trong nước.

Khóa học đã vận dụng nhiều phương pháp học tập của người lớn. Các tham dự viên đã tham gia bài tập nhóm, vẽ bản đồ quan hệ, trải nghiệm trò chơi bịt mắt dựng hình vuông để trải nghiệm quá trình học hỏi và quá trình hợp tác, đóng vai các thành viên cộng đồng để phân tích tình huống mong muốn thay đổi về trong một ví dụ về tình huống trẻ em gái dân tộc thiểu số trong giáo dục, động não trực quan bằng bìa và liên hệ từ để làm rõ các tiếp cận trong phát triển. Các bài trắc nghiệm đã được áp dụng để tham dự viên tự khám phá về phong cách học tập của mình và cách giải quyết các tình huống xung đột.

Với thời lượng giới hạn trong hai ngày, khóa tập huấn để lại những mong đợi lấp đầy những chỗ trống trong nội dung của tiếp cận. Phần về các tiến trình tổ chức và thể chế chưa được đề cập đáng kể. Tương tự, cách theo dõi giám sát và đánh giá trong tiếp cận này mới chỉ được giới thiệu là phải dùng các phương pháp định tính để mô tả các chỉ số tiến trình và chỉ số về quan hệ, cũng như những vận động khi thay đổi vị thế. Khóa tập huấn cũng không có thời gian cho phần lập kế hoạch theo kịch bản (scenario) và phần tiến trình học hỏi của tổ chức. Nhiều kỹ thuật giải quyết xung đột, vận động chính sách cũng không có điều kiện thực hành. Cũng phải nói là với cách tiếp cận chương trình mới được “nhập khẩu”, nhiều thuật ngữ, như “theory of change vs logical framework”, “outcome vs output”, “objective vs goal”, “learning dynamics”,…chưa được chuẩn hóa trong tiếng Việt làm cho hai tập huấn viên phải “vật vã” với việc chuyển ngữ.

Kết quả đánh giá đầu vào và đánh giá cuối kỳ bằng cách cho điểm qua các miếng băng dính dán mầu cho thấy: các tham dự viên đã có những thay đổi đáng kể về kiến thức và kỹ năng, từ không biết và biết ít sang biết trung bình và biết đáng kể.

Nhìn chung, khóa tập huấn đã thành công trong việc làm rõ bối cảnh hình thành tiếp cận chương trình, những đặc điểm cơ bản, những tiến trình và động học trong tiến trình này. Các công cụ và kỹ thuật chính của tiếp cận đã được giới thiệu với các tham dự viên. Với tính chất nhập môn, khóa tập huấn đã có những định hướng và gợi mở để các tham dự viên vận dụng cách tiếp cận mới trong hoạt động của mình ở cơ sở. Nhận thức của các tham dự viên đã thay đổi mạnh về nhu cầu liên kết các tác động bền vững ở cơ sở với các chương trình quốc gia, với các quy định luật pháp, ví dụ về bình đẳng giới về dân chủ cơ sở. Đặc biệt, các tham dự viên cũng nhìn nhận rõ nhu cầu tất yếu về sự hợp tác và liên kết để có thể có những tác động bền vững, ở quy mô rộng. ./.

 

PV

 Các tin khác:
 

Hội Doanh nghiệp Trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế: Tổ chức gặp mặt, tặng quà cho các thí sinh nghèo tỉnh Quảng Ngãi06/07/2010

 

Gắn kết hội viên bằng những hoạt động thiết thực02/07/2010

 

Thông báo về việc tổ chức Hội thảo “thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Thừa Thiên – Huế”11/06/2010

 

Tổ chức sinh hoạt, nói chuyện về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội01/06/2010

 

Hợp đồng đào tạo nhân lực y học cổ truyền31/05/2010

 

Gần 1.600 bệnh nhân được khám chữa bệnh miễn phí31/05/2010

 

GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh: Xây dựng Liên hiệp hội Việt Nam thành tổ chức chính trị – xã hội vững mạnh04/05/2010

 

Đại hội lần thứ VI Liên hiệp hội Việt Nam: Đoàn kết – Trí tuệ – Phát triển04/05/2010

 

Hội Doanh nghiệp trẻ Thừa Thiên Huế: Tổ chức giao lưu, nói chuyện chuyên đề “Giấc mơ Việt Nam – Vươn tới đỉnh cao”26/04/2010