TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121480
Số người đang truy cập:
194


Tin tức sự kiện

Bản lĩnh chính trị vững vàng của một đảng cách mạng23/01/2008


Lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ trải qua các thời kỳ “thuận buồm xuôi gió”, mà còn gặp phải những năm tháng đầy khó khăn, thử thách rất nặng nề và những bước ngoặt hiểm nghèo. Chính những năm tháng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản lĩnh chính trị của một Đảng cách mạng.       

      Sau cao trào cách mạng 1930-1931, cách mạng nước ta đã bị dìm trong bể máu của sự khủng bố và đàn áp vô cùng ác liệt của kẻ thù. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng ta đã tỉnh táo và sáng suốt đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thế hiểm để rồi với chương trình hành động được công bố năm 1932, chẳng những thế và lực của cách mạng nước ta dần dần hồi phục, mà còn phát triển và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho sự vùng dậy oanh liệt của một cao trào cách mạng mới rộng lớn trong những năm 1936-1939.

     Trước khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi huy hoàng, đất nước ta bị bao vây tứ bề và ngay trên đất nước mình, dân tộc Việt Nam đang phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”, trong khi các thế lực đế quốc và bành trướng đã bộc lộ khát vọng thèm muốn đối với khu vực Đông Dương. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (1939) và lần thứ 7 (1940) đã sáng suốt chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đấu tranh. Chủ trương đúng đắn đó được Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, đã phát triển hoàn chỉnh để trở thành sự chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, coi nhiệm vụ giải phóng dân tộc là mục tiêu chiến lược số một của cách mạng nước ta lúc này. Đảng ta còn phát động toàn dân tập hợp các tổ chức yêu nước thích hợp hình thành Mặt trận  dân tộc thống nhất rộng rãi để tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

     Tháng Tám năm 1945 là một thời điểm có tính bước ngoặt của lịch sử Việt Nam. Đảng ta chọn đúng thời cơ, quyết định giành chính quyền ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh và trước khi quân Đồng Minh kéo vào Đông Dương. Đó là một quyết định thể hiện tầm nhìn chiến lược và nhạy cảm về chính trị. Không có bản lĩnh chính trị vững vàng, chắc chắn sẽ rơi vào lúng túng, do dự. bản lĩnh chính trị của Đảng và Bác Hồ trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời, nhạy bén, bình tĩnh, thận trọng và sáng tạo rất cao. Nhờ đó, mà cách mạng nhanh chóng thắng lợi và ít tổn thất nhất.

     Sau khi giành độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ phải đương đầu với những thách thức nặng nề, nhất là những âm mưu đen tối của thù trong, giặc ngoài, tình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng và Chính phủ lúc thì phải tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc để tập trung đối phó với quân Pháp xâm lược Nam Bộ; lúc lại chuyển sang hòa hoãn với thực dân Pháp để gạt gần 20 vạn quân Tưởng về nước, đồng thời chuẩn bị cần thiết đối phó với chiến tranh lan ra cả nước. Những quyết định của Đảng ta trong thời kỳ hiểm nghèo này phản ảnh bản lĩnh chính trị vững vàng, trí tuệ sáng suốt khi đánh giá tình hình trong lãnh đạo chính trị. Khi mà mọi sự nhân nhượng và thiện chí của Đảng ta không được đối phương đáp lại, khi mà lực lượng kháng chiến đã được chuẩn bị về căn bản, vào tháng 12 năm 1946, Đảng ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là một quyết định hết sức đúng đắn và đúng lúc, thể hiện sự bình tĩnh, tự tin, biết mình, biết người và chủ động của Đảng ta.

     Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Cách mạng miền Nam lúc đó gặp phải những khó khăn và tổn thất nặng nề. Hoàn cảnh quốc tế lúc đó cũng rất phức tạp. Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng (khoá II) đã quyết định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Quyết định lịch sử đó trực tiếp dẫn tới phong trào đồng khởi ở miền Nam (1959-1960), đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng của cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công. Năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ, đồng thời đánh phá dữ dội miền Bắc bằng không quân và hải quân. Đây là một thách thức mới đối với dân tộc và Đảng ta. Hội nghị lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) của Trung ương Đảng khoá III đã khẳng định quyết tâm đánh Mỹ, phân tích một cách khoa học và hiện thực khả năng thắng Mỹ của nhân dân ta. Cuối những năm 70, Chủ nghĩa xã hội thế giới bắt đầu lâm vào khủng hoảng khó khăn, nhất là về kinh tế. Cuối những năm 80, đầu những năm 90, Chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, cách mạng thế giới gặp khó khăn nghiêm trọng.

     Đất nước ta những năm 1983-1986 lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội. Chính vào thời điểm khó khăn gay gắt đó, Đảng ta quyết định dứt khoát đường lối đổi mới đất nước. Đại hội VI của Đảng (12-1986) trở thành mốc son lịch sử, một bước ngoặt trong cách mạng nước ta. Một lần nữa, bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam lại được lịch sử ghi nhận ở một trong những khúc quanh khó khăn, phức tạp nhất.

     Những luận điểm cơ bản và những những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới do Đại hội VI đề ra đã được Đại hội VII bổ sung, phát triển đã và đang phát huy tác dụng chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Nhờ đó, bức tranh chung của đất nước hiện nay đã có những thay đổi quan trọng. Điều đó chứng minh rằng, Đảng ta chẳng những là người khởi xướng công cuộc đổi mới theo đường lối phù hợp với điều kiện thực tế nước ta, mà còn khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, Đảng ta có đủ bản lĩnh vững vàng, trí tuệ và năng lực tổ chức để lãnh đạo nhân dân ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, từng bước thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh theo con đường xã hội chủ nghĩa.q   

 

 Các tin khác:
 

Tiếp bước con đường của Cách mạng tháng mười Nga23/01/2008

 

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2004)20/12/2007

 

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam20/12/2007

 

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh nhà20/12/2007

 

Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại20/12/2007