TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121451
Số người đang truy cập:
165


Tin Khoa học Công nghệ

Thầy giáo nuôi gà để nghiên cứu “Học liệu điện tử”11/10/2010

 

Đó là thầy giáo Phùng Hữu Kim Quân giáo viên Trường THCS Thủy Dương – Thị xã Hương Thủy – Thừa Thiên Huế. Một giáo viên trẻ đã nuôi gà để kiếm tiền đầu tư nghiên cứu khoa học, người đã say mê nghiên cứu đề tài Học liệu điện tử hữu ích giúp các giáo viên giảng dạy môn địa lý lớp 6 trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.  

Nuôi gà kiếm tiền nghiên cứu khoa học 

Là một giáo viên Tin học nhưng thầy rất đam mê môn Địa lí. Niềm đam mê đã được đền đáp khi đề tài của thầy đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế chọn để giảng dạy trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với đề tài: “Xây dựng, khai thác học liệu điện tử”, thầy Quân cho biết, chúng tôi thấy trong nhà trường phổ thông hiện nay phương tiện trực quan môn Địa lý chủ yếu là bản đồ treo tường, tranh ảnh sưu tầm, Atlas, sách giáo khoa và một số mô hình đơn giản, các loại bản đồ, tranh ảnh, mô hình… chưa đáp ứng đầy đủ nội dung của từng bài học hoặc để có thể đưa những hình ảnh, lược đồ, bảng số liệu giáo viên chuẩn bị vừa không đảm bảo tính chính xác, thẩm mỹ, khoa học, đồng bộ vừa gây lãng phí, bất tiện khi sử dụng.

Hiện nay, các loại tranh ảnh, bản đồ đều được làm bằng chất liệu giấy nên việc di chuyển bản đồ trong quá trình dạy học cồng kềnh, dễ rách, bẩn, khó bảo quản, kích thước nhỏ học sinh ngồi xa khó nhìn thấy. Hàng năm, các trường phổ thông phải bỏ ra một khoản kinh phí rất lớn để bổ sung đầu tư cho các thiết bị dạy học dạng này nhưng thời gian sử dụng lại không dài, hiệu quả thấp. 

Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra bộ học liệu điện tử môn Địa lý dành cho lớp 6 không những cung cấp đầy đủ các hình ảnh trực quan mà còn mở rộng hơn sự hiểu biết của học sinh qua các lược đồ, bản đồ, tranh ảnh từ sách giáo khoa và minh hoạ thêm hình ảnh, tư liệu tham khảo sưu tầm và có chọn lọc đều được đưa vào bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: quay phim, chụp ảnh, quét hình và sử dụng các phần mềm để tạo ra những file động, video để minh hoạ phù hợp với nội dung từng bài dạy trong chương trình lớp 6.

 Với đề tài này, các tư liệu được chuyển tải đến học sinh chính xác, rõ ràng, sinh động. Giáo viên sử dụng dễ dàng, gọn nhẹ, tiện lợi. Học liệu này phù hợp với chương trình và bài học trong sách giáo khoa để các thầy cô giáo cũng như các em học sinh sử dụng học tập đạt hiệu quả cao, đáp ứng được mọi khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên.

Theo thầy Quân, sở dĩ phải nuôi gà để nghiên cứu khoa học là vì kinh phí Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư cho đề tài thấp, tiền đầu tư ban đầu cho thiết bị công nghệ thông tin cao như máy scaner, máy quay phim, máy chụp ảnh, chi phí nghiên cứu…nên nhờ nuôi gà mình có thêm 20 triệu đồng để nghiên cứu”.

Chi phí thấp, hiệu quả cao

Các tư liệu trong bộ học liệu này chỉ đầu tư một lần, chi phí thấp (kinh phí đầu tư cho đề tài / tất cả các trường THCS trên toàn quốc, sử dụng được lâu dài và khả năng phổ biến rộng rãi cao.

Học liệu điện tử này tiết kiệm không gian lưu giữ, công bảo quản tư liệu đồ dùng dạy học, tiết kiệm ngân sách đầu tư hàng năm của ngành giáo dục. 

Thầy giáo Kim Quân chia sẻ: “Trong lúc đó giáo viên Địa lý các trường ít có cơ hội để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy vì mỗi lần soạn giảng phải tìm tư liệu rất mất thời gian, nhiều lúc các tư liệu đó lại không phù hợp với nội dung bài giảng. Chúng tôi mong muốn làm thế nào để đáp ứng được các yêu cầu của giáo viên môn Địa lý và tạo điều kiện cho giáo viên soạn, giảng trên cơ sở học liệu và phần mềm dạy học tương ứng với môn học này một cách dễ dàng nhất, hướng giáo viên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Địa lý  nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy và giúp học sinh hứng thú trong lúc học bộ môn Địa lý”.

     Cấu trúc của đề tài gồm các hình ảnh sách giáo khoa, hơn 600 hình ảnh bổ sung phù hợp nội dung bài học, trên 70 phim và file động trực quan, 27 bài giảng điện tử và nhiều kiến thức bổ sung (tất cả đều được sắp xếp theo từng bài). Hướng dẫn sử đung các phần mềm hỗ trợ giảng dạy địa lí: Earth Explorer, Earth Google, Solar system 3D, World atlas….  

 Nguyễn Phương

 Các tin khác:
 

Nhận biết và phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não07/10/2010

 

GS.TS Toshio Koike: Con người cần thay đổi hành vi để có thể ứng phó với tác động của tự nhiên trong tương lai01/10/2010

 

Chủ động phòng ngừa các bệnh mùa hè23/07/2010

 

Chế phẩm sinh học EXIN 4.5HP: “Khắc tinh” của bệnh lùn sọc đen trên lúa23/06/2010

 

Phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa: Người dân còn quá chủ quan22/06/2010

 

Sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung16/06/2010

 

Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế: Lần đầu tiên mổ thoát vị bẹn nội soi bằng kỹ thuật mới16/06/2010

 

E-learning – Mô hình đào tạo qua mạng: Lợi thế và những tiềm năng19/04/2010

 

Bảo tồn các loài Lan rừng quý hiếm13/04/2010