TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121487
Số người đang truy cập:
201


Tin Liên hiệp Hội

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động của Hội Khoa học Lịch sử24/11/2007

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh (Hội) cũng gặp phải nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động, về đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chuyên trách, về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động…như những hội khác. Nhưng Hội đã tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa, khẳng định được vị thế của mình và có ảnh hưởng tốt, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Trong năm 2006, Hội đã tổ chức được nhiều hoạt động nổi bật, tập trung ở các lĩnh vực: tổ chức và phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học; tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB, GĐXH); nghiên cứu khoa học; báo chí xuất bản… Về hội nghị hội thảo, Hội đã tổ chức và phối hợp tổ chức được 4 cuộc hội thảo lớn, thu hút được đông đảo đại biểu tham dự, ngoài các nhà khoa học chuyên ngành còn thu hút được đông đảo cán bộ quản lý trong và ngoài nước, lãnh đạo các cấp, các ngành. Mỗi hội thảo có từ trên 100 đến 250 đại biểu tham dự. Đó là hội thảo về “Hướng đi tìm lăng mộ Hoàng đế Quang Trung”, hội thảo “Kỷ niệm 90 năm ngày sinh của hai nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân”, hội thảo “700 Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế”, hội thảo về Hoàng Đức Trạch và Lê Bá Dị. Ba vấn đề quan trọng để tổ chức được một cuộc hội thảo là nội dung, kinh phí và đại biểu quan tâm đến dự. Để chuẩn bị nội dung hội thảo thì Hội dựa vào đội ngũ cán bộ, hội viên là những nhà khoa học lịch sử có tâm huyết và năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, Hội còn có những đồng nghiệp rất gắn bó trong phạm vi cả nước và cả ở nước ngoài. Chỉ cần chọn được chủ đề, vạch ra mục tiêu, định hướng nội dung là thu hút được các nhà khoa học viết tham luận cho hội thảo. Vấn đề nan giải là tìm ra nguồn kinh phí – thường rất tốn kém để tổ chức hội thảo. Vấn đề này, Hội đã tranh thủ được sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành. Tranh thủ được sự tài trợ không phải là việc làm đơn giản. Cán bộ Hội phải suy nghĩ để lựa chọn được chủ đề hội thảo sao cho trúng. Hội thảo không chỉ nhằm giải quyết vấn đề sử học mang lại tư liệu khoa học, mà còn góp phần giáo dục truyền thống, đưa lịch sử vào cuộc sống hiện đại, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước. Hội thảo “700 Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế” là một cuộc hội thảo được Hội tổ chức theo tinh thần như thế. Nó lại được diễn ra vào thời điểm diễn ra festival Huế 2006 và được đưa vào nội dung chương trình của festival Huế 2006. Nhờ vậy, hội thảo được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước (Nhật, Pháp) tham gia và toàn bộ chi phí của hội thảo do ngân sách tỉnh và một số tổ chức tài trợ. Một cuộc hội thảo khác, hội thảo về Hoàng Đức Trạch và Lê Bá Dị thì Hội lại phối hợp chặt chẽ với Ban Liên lạc đồng hương huyện Phú Lộc (quê hương của Hoàng Đức Trạch và Lê Bá Dị) tại thành hố Hồ Chí Minh, gia đình, họ tộc và đã tranh thủ được sự tài trợ của công ty TNHH Công Minh tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ sự phối hợp như vậy nên Hội đã có được kinh phí để tổ chức hội thảo. Các cuộc hội thảo khác, Hội cũng đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, nhất là ngành Văn hóa thông tin để đưa vào hoạt động chuyên môn của ngành. Khi đã đưa được vào hoạt động chuyên môn của ngành thì chuyện chi phí đã có ngân sách sự nghiệp của ngành chi trả. Bề nổi, tiếng vang, uy tín, vị thế của Hội chính là nhờ Hội đã tổ chức, phối hợp tổ chức được các cuộc hội thảo khoa học như vừa nêu trên. Bên cạnh đó, Hội đã làm khá tốt công tác TV, PB, GĐXH. Cũng trong năm 2006, tuy chưa tiến hành TV, PB, GĐXH một cách độc lập, chưa hợp đồng TV, PB, GĐXH và chịu trách nhiệm pháp lý về những vấn đề TV, PB, GĐXH, nhưng Hội đã tham gia góp ý cho nhiều cơ quan, đơn vị về những vấn đề liên quan đến lịch sử. Đó là việc góp ý cho Quy hoạch xây dựng khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung tại núi Bân (thành phố Huế), thẩm định đền thờ và tượng công chúa Huyền Trân, góp ý cho Văn bia di tích chiến đấu trong Tết Mậu Thân của làng Phước Yên, xã Quảng Thọ do UBND huyện Quảng Điền tổ chức, góp ý Quy hoạch khu tưởng niệm đồng chí Tố Hữu, góp ý đặt tên đường cho các thị trấn của huyện Hương Trà và huyện Hương Thủy…Hoạt động này tuy tốn thời gian, không đem lại cho Hội lợi ích kinh tế, nhưng nó đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Hội. Hội còn triển khai thực hiện hai đề tài nghiên cứu khoa học là đề tài Địa chí Dân cư và Hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài Lịch sử Phú Yên thế kỷ XIX. Hội đã phối hợp với Nhà Xuất bản Thuận Hóa xuất bản tập sách Cố đô Huế Xưa và Nay, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế, Đài Phát thanh và truyền hình Thừa Thiên Huế làm phim tài liệu, chương trình chuyên đề lịch sử. Hội tiếp tục phát hành trong cả nước định kỳ 6 số mỗi năm với số lượng 1500 bản mỗi số Tạp chí Huế Xưa và Nay. Đây là điều mà không phải hội chuyên ngành nào cũng làm được. Từ thực tế hoạt động của mình, Hội đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về tổ chức và đẩy mạnh, ngâng cao hiệu quả hoạt động Hội. Thứ nhất là, đội ngũ Ban Chấp hành phải có sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận cao. Từng thành viên của Ban Chấp hành phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Hội, tận tâm, tận tình với hoạt động của Hội, phải chăm lo đến hoạt động hội, có óc sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết chọn ra những trọng tâm công tác vừa mang tính lâu dài, vừa có tính thời sự nhằm thu hút, phát huy được năng lực của đông đảo hội viên tham gia thực hiện. Thứ hai là, bên cạnh vai trò của Ban Chấp hành, Hội cũng đã chú trọng phát huy tính tích cực của hội viên. Thứ ba là, điều quan trọng là phải xây dựng được chương trình hoạt động cụ thể, đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu hoạt động của hội viên, thu hút được sự chú ý, quan tâm của xã hội. Thứ tư là, Hội muốn hoạt động được, ngoài phát huy nội lực còn cần phải tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài.  NVQ

 Các tin khác:
 

Hội thảo Khoa học “Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội KHKT các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên”24/11/2007

 

Gắn hoạt động của Hội với sự phát triển kinh tế – xã hội24/11/2007