TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121442
Số người đang truy cập:
158


Văn hoá xã hội

Tư thương thao túng ‘Vàng trắng”22/10/2010

Tư thương ra sức thu mua mủ cao su

Mủ cao su được xem là “vàng trắng” mang lại doanh thu nhiều cho người dân Thừa Thiên Huế, thế nhưng nhiều ngày nay, người trồng cao su tỉnh này đang bị tư thương bắt tay nhau ép giá khiến nông dân hết sức điêu đứng, ngoài việc bị ép giá, tư thương còn ép người dân khai thác non cao su khiến hơn 8300 ha cao su có nguy có xóa xổ.

Thao túng thị trường

Người dân xã Hương Bình (huyện Hương Trà), xã Phong Mỹ (Phong Điền), và các vùng trồng cao su khác chưa kịp vui mừng vì năm nay cao su đến thời kì cao su cho mủ để khai thác đưa ra thị trường bán thì họ bị chính những tư thương trong xã bắt tay nhau ép giá khiến người dân trồng cao su hết sức điêu đứng.

Điều đáng nói, trong khi tư thương bắt tay nhau ép giá, dù chính quyền địa phương biết, nhưng vẫn bất lực. Những nhà máy, HTX, công ty có nhiệm vụ chế biến mủ cao su trên địa bàn các xã Hương Bình(Hương Trà), như công ty cổ phần đầu tư chế biến và xuất nhập khẩu cao su Hương Trà, HTX sản xuất chế biến nông lâm sản Hương Bình… được đầu tư hàng tỷ đồng lại này lại không phát huy được hiệu quả, các HTX để hoang phí, công ty thì đóng cửa vì không có nguyên liệu, các tư thương bắt tay nhau gom mủ từ địa phương Huế để đem bán các tỉnh khác ở Quảng Trị, Quảng Bình để tiêu thụ trong khi các HTX, công ty cần thu mua mủ để chế biến lại không có nguyên liệu vì không cạnh tranh nỗi với tiểu thương. Các công ty, HTX này thua ngay trên sân nhà, họ ngậm ngùi nhìn các tư thương thao túng.

Vì bị ép giá, mủ cao su khi bán ra thị trường thì giá không thống nhất. Tại xã Hương Bình (huyện Hương Trà) người dân bị ép giá chỉ còn 10-12 nghìn đồng/kg, tại Phong Mỹ (huyện Phong Điền) thì giá mủ là 15-17 nghìn đồng/kg, trong khi thị trường luôn dao động từ 17-30 đồng/kg, chỉ làm phép tính đơn giản mỗi ngày người dân phải mất hàng trăm triệu đồng. Toàn toàn xã Hương Bình có 620 hộ dân, với diện tích đưa vào khai thác 720 – 730 héc ta cao su, trung bình, mỗi ngày số lượng mủ khai thác từ 18-20 tấn, tương đương với số tiền 80 – 100 triệu đồng/ngày.

Trong khi đó, cao su đang mang lại doanh thu lớn hàng năm cho người dân của xã này, bình quân 40-50 triệu/ha/năm. Mỗi hộ dân ở đây bình quân từ 1 ha đến 7 ha/hộ, trung bình mỗi người người dân trồng cao su mất với số tiền khổng lồ.

Ông Nguyễn Chính Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Bình nói: “Do các tư thương bắt tay nhau ép giá, nên khi tư thương nhảy vào thì nhà máy không có nguyên liệu sản xuất. Về phía địa phương, chúng tôi đã có một số hợp đồng với một số đơn vị tại địa phương, nhưng không cạnh tranh nổi với các tư thương nên không có hiệu quả. Chính vì bị ép giá nên khi giá thị trường bên ngoài lên, các tư thương vẫn lên từ từ, còn khi xuống thì kéo xuống ào ào khiến người dân chịu thiệt trăm bề’.

Vắt kiệt cao su non

Không riêng ở Hương Bình, nhiều xã Hồng Tiến, Bình Thành, Hương Thọ(Hương Trà) và Phong Mỹ(ở huyện Phong Điền) ngoài việc bị tư thương ép giá, người dân còn bị tư thương xúi giục khai thác non mủ cao su khiến nhiều cao su non bị cạn kiệt, cây ngã bệnh.  Đến thời điểm này, đã có 380ha cao su nhiễm bệnh tại các xã Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông); xã Hương Bình, Hương Thọ, Bình Điền, Hồng Tiến (huyện Hương Trà) với tổng diện tích caosu bị nhiễm bệnh lên đến 380 hécta, gồm các loại bệnh xì mủ, loét xọc miệng cạo, phấn trắng và bệnh rụng lá. Caosu nhiễm bệnh có nơi chết từ 15-20%.

Ông Hoàng Hữu Hè, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên- Huế khẳng định: “Chính vì hám lợi trước mắt, người dân đã cạo cả những cây cao su non, không đúng qui trình, thậm chí dùng chất kích thích để đẩy mủ ra khiến cao su bị vắt kiệt. Thế nhưng rất khó để xử phạt, biện pháp trước mắt là tuyên truyền cho người dân. Còn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm hiện nay rất bất cập, nên để thất thoát lớn tiền của người dân, chúng tôi nghĩ Nhà nước cần có cơ chế về giá để người dân an tâm sản xuất”.

Ông Nguyễn Chính Thắng cho biết, sau khi các nhà máy trên địa bàn hoạt động không có hiệu quả, lãng phí. Huyện Hương Trà đã có chủ trương ưu tiên tạo điều kiện cho các nhà máy lớn, có năng lực đầu tư tại địa phương để giảm bớt thiệt hại của người dân. Tuy nhiên, đến nay vấn đề nhà máy nào đầu tư tại địa phương vẫn chưa thống nhất. Chúng tôi đề nghị huyện, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ, sớm mở nhà máy chế biến mủ tại chỗ để mang lại lợi ích lâu dài cho người dân.

     “Ông Cái Văn Thám, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, do giá cao su tăng vọt nên người dân khai thác non và khai thác kiểu tận thu, lấy mủ mỗi ngày khiến cây cao su không đủ sức chống lại sự lây lan của nấm, dẫn đến xuất hiện các loại bệnh phấn trắng, loét xọc miệng cạo, xì mủ, rụng lá trên diện rộng”


Ngọc Minh

 Các tin khác:
 

Một ngày bên phá Tam Giang15/10/2010

 

Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế tham gia giải thưởng Sao Vàng Đất Việt với phương châm “Hội nhập và Phát triển”11/10/2010

 

Hậu quả xã hội từ những cuộc di biến của dân công trình04/10/2010

 

Chín Hầm – Địa ngục trần gian và tinh thần đấu tranh bất khuất ủa tù nhân cộng sản01/10/2010

 

Bước khởi đầu cho một ngành học mới – video art – tại Trường đại học Nghệ thuật Huế23/07/2010

 

Biến cố kinh đô Huế năm 1885 và Lễ tế Đàn âm hồn ngày 23 tháng 512/07/2010

 

Du lịch sinh thái trên phá Tam Giang02/07/2010

 

Chủ động phòng chống dịch lợn tai xanh22/06/2010

 

Kinh tế hợp tác xã góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới16/06/2010