![]() |
|
![]() |
|
|
|
![]() |
Tổng số truy cập: |
1456517 |
Số người đang truy cập: |
478 |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Diễn đàn |
|
||
Tại Hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi đến tài nguyên và môi trường ở khu vực Bắc Trung Bộ – Việt Nam” do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (BVTNTN) phối hợp với Viện Tài nguyên – Môi trường và Công nghệ sinh học (Đại học Huế) tổ chức tại Huế, cộng tác viên Thông tin Khoa học & Kỹ thuật có cuộc phỏng vấn PGS TS Lê Bắc Huỳnh (ảnh bên), Phó Tổng thư ký Hội BVTNTN Việt Nam. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung bài phỏng vấn này.
CTV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về việc phát triển thủy điện tại Việt Nam hiện nay? PGS,TS Lê Bắc Huỳnh: Theo điều tra, khảo sát mới đây, hiện cả nước có gần 2000 hồ chứa có dung tích từ 0,5 triệu m3 trở lên với tổng dung tích nước gần 35 tỷ m3, khai thác trên 4500MW điện. Công tác quản lý hồ chứa còn bị buông lỏng, chúng ta vẫn chưa xây dựng được một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Trung ương và địa phương, giữa các Bộ ngành liên quan để thống nhất quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng các hồ chứa. Chưa chú trọng việc định kì rà soát đánh giá lại năng lực hoạt động và nhiệm vụ các hồ hoặc hệ thống hồ chứa nên hiệu quả sử dụng còn nhiều hạn chế. Đa số các thủy điện chỉ chú trọng đến phát điện mà ít quan tâm đến các lợi ích khác ở hạ du. Việc phát triển ồ ạt các thủy điện đã làm hủy hoại ngiêm trọng tài nguyên đất, rừng đầu nguồn, khoáng sản, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên nước. Việt Nam có rất nhiều hồ chứa, thủy điện thế nhưng hiệu quả cắt giảm lũ của các công trình này không rõ ràng. Đa số các công trình không có nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du. Trong khi phòng lũ cho hạ du được xem là nhiệm vụ bắt buộc. Người hưởng lợi là thủy điện, nhưng khi xảy ra sự cố thì chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm. Có quá nhiều thủy điện trên các lưu vực sông khiến các dòng sông tự nhiên đều bị chặt nát, làm mất rừng đầu nguồn khiến đa dạng sinh học bị giảm và gia tăng lũ quét. Dẫn chứng như là công trình Thầu Dầu, Cửa Đạt, Khe Mơ, Hố Hô, Bình Điền, Kẻ Gỗ…Chính vì thế có nhiều trường hợp gây lũ nhân tạo, gia tăng lũ do sự cố công trình, do vận hành, cho nên các ngành chức năng phải rà soát lại nhiệm vụ, năng lực thiết kế, mức độ an toàn để có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du. CTV: Đa số các công trình thủy điện đều không có nhiệm vụ chống lũ, điều này không những uy hiếp tính mạng hàng ngàn hộ dân mà còn gây vỡ đập? PGS,TS Lê Bắc Huỳnh: Đúng vậy. Người ta ví các hồ thủy điện như “quả bom nước” treo trên đầu nhân dân. Các thiết bị quản lý an toàn đập như quan trắc nhìn chung là đơn giản, đo đạc chủ yếu bằng phương pháp thủ công, chưa có bố trí thiết bị tự động quan trắc về thấm lún, chuyển dịch. Các chủ đầu tư chưa lập phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống lũ cho vùng hạ du khi có tình huống vỡ đập xảy ra. Do không có cái nhìn lâu dài, các nhà quản lý vẫn buông lỏng công tác quản lý nên mỗi khi lũ lụt về người dân rất lo lắng, thủy điện sẽ xả lũ. Theo tôi, các nhà chiến lược phải có chế tài đủ mạnh, và tính đến an toàn đập. Còn nhớ tháng 9/2009, ở Thừa Thiên Huế, thủy điện Bình Điền đã xả lũ làm cho lũ lớn, người dân không kịp trở tay. Ngoài tác động làm tăng nguy cơ lũ lụt thì thủy điện còn gây hạn hán nghiêm trọng. Cụ thể là việc tích nước lòng hồ thủy điện Hương Điền đã làm sông Bồ khô cạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất của dân cư các huyện Hương Trà, Phong Điền và Quảng Điền(Thừa Thiên Huế). CTV: Theo ông cần có những giải pháp gì để hạn chế sự phát triển ồ ạt thủy điện hiện nay? PGS,TS Lê Bắc Huỳnh: Đầu tư cho thủy điện chỉ cần 5-7 năm là có thể thu hồi vốn, có thể gọi là siêu lợi nhuận, nhưng không vì thế mà đánh đổi bất chấp tất cả, không thể vì thế mà phát triển ồ ạt gây nguy hiểm cho người dân. Cho nên phải rà soát năng lực thiết kế, mức độ an toàn để điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du. Loại bỏ khỏi ngay quy hoạch các công trình ở những lưu vực, nhiều công trình nhỏ và những công trình ảnh hưởng đến môi trường. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan đến quy hoạch, xây dựng, quản lý vận hành công trình thủy điện. Sớm xây dựng cơ chế, chính sách để tạo sự phối hợp của toàn xã hội tham gia kiểm tra, giám sát, phát hiện những vấn đề môi trường do quy hoạch, xây dựng các công trình thủy điện. CTV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này. Nguyễn Phương (thực hiện). |