TIN NHANH
 

BTC trân trọng mời các em từ 06 đến 19 tuổi tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V, năm 2011-2012. Thông tin chi tiết vui lòng xem tại Chuyên mục “Giải thưởng – Hội thi” của website này hoặc liên hệ cơ quan thường trực Cuộc thi: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế – số 06 Phan Bội Châu, Huế – ĐT: 3845091.



Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (Centre for Social Research and Development – CSRD) đang cần tuyển 01 cán bộ quản lý – điều hành (Operational Manager). Người được tuyển dụng phải là thạc sỹ trở lên. Mức lương thỏa thuận, từ 8 triệu đồng trở lên mỗi tháng. Thời hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/11/2011 đến hết ngày 30/11/2011 tại trụ sở của CSRD 02/33 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế, ĐT: 0543. 837 714, 0905 775 515 (gặp cô Hoàng), email: hoang.csrd@gmail.com.  



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1456516
Số người đang truy cập:
477


Tin Khoa học Công nghệ

Nhân rộng mô hình nuôi cá vược ở vùng nước lợ04/05/2011

 

Dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình nuôi cá vược ở vùng nước lợ, tỉnh Thừa Thiên Huế” do TS Tôn Thất Chất làm chủ nhiệm nhằm mục tiêu tổng kết và đánh giá kết quả các mô hình nuôi cá vược hiện có ở Thừa Thiên Huế, qua đó có được mô hình nuôi cá vược nhân rộng phù hợp và hiệu quả.

Từ kết quả điều tra, đánh giá thực trạng nuôi cá vược trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhóm thực hiện dự án đã xác định và triển khai mô hình nuôi cá vược thương phẩm có cải tiến theo hướng đạt hiệu quả kinh tế, lợi cho môi trường để nhân rộng ở Thừa Thiên Huế. Nhóm tác giả khẳng định, mô hình tương đối có hiệu quả ở Thừa Thiên Huế trong vùng nước lợ là mô hình nuôi ao sử dụng thức ăn cá tươi. Vì vậy nhóm thực hiện dự án đã lựa chọn mô hình này làm mô hình nhân rộng cho các hộ có điều kiện cung cấp thức ăn tươi chủ động. Mô hình đã được tiếp tục nhân rộng ở Quảng Công, huyện Quảng Điền; Phú Tân, huyện Phú Vang; Hương Phong, huyện Hương Trà. Tuy nhiên, để cung cấp thức ăn chủ động cho ao nuôi cá vược trong những ngày thời tiết xấu, không đủ cá tạp tươi, việc sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự chế cũng đã được áp dụng tại các địa bàn này.

Theo báo cáo kết quả dự án được trình tại hội nghị nghiệm thu, TS Tôn Thất Chất, chủ nhiệm dự án đã nêu lên những lợi nhuận thu được từ việc triển khai mô hình nuôi lồng cá vược, qua đó diện tích nuôi cá vược ở Thừa Thiên Huế đã tăng lên 10,55ha. Số lồng nuôi cá vược ở Hương Trà tăng từ 300-350 lồng so với năm 2009 lên 550 năm 2010. Tại Quảng Điền, chủ yếu là nuôi ao, từ tháng 8 sang mùa lũ mới chuyển nuôi lồng để giữ cá, số hộ nuôi cá vược trong ao chiếm 96,3%, lồng chỉ chiếm 3,7%. Đặc biệt, năm 2010, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc đã triển khai mô hình nuôi lồng cá vược thu được lợi nhuận khá cao và dự báo đến năm 2011 mô hình nuôi lồng cá vược sẽ được mở rộng tại địa phương này.

Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 của Thừa Thiên Huế là lấy hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn bền vững, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng, phát triển các đối tượng và phương thức nuôi có khả năng cải thiện môi trường nước. Việc nhân rộng mô hình nuôi cá vược ở vùng nước lợ mà dự án đưa ra đã góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tăng tính bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, phát triển cá vược là đối tượng có giá trị kinh tế, phù hợp với vùng đầm phá Thừa Thiên Huế, tận dụng các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương. Việc nhân rộng mô hình nuôi cá vược bằng thức ăn tươi và thức ăn tươi kết hợp với thức ăn công nghiệp sẽ góp phần tăng tính chủ động trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và hạn chế ô nhiễm môi trường. Đồng thời giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các vùng nông thôn ven biển Thừa Thiên Huế.

Theo bà Võ Thị Tuyết Hồng, thành viên hội đồng phản biện của hội nghị nghiệm thu dự án, tuy còn một số hạn chế như các lớp tập huấn mới chỉ đơn thuần là lý thuyết mà chưa có thử nghiệm rõ ràng; nhóm thực hiện dự án chưa phân tích, lý giải những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nuôi để rút ra bài học kinh nghiệm cho người dân trong quá trình nuôi…Song, dự án đã xác định được mô hình nhân rộng có hiệu quả, đó là mô hình nuôi cá vược bằng thức ăn tươi, qua đó dự án đã xây dựng được 3 quy trình nuôi thương phẩm và tờ rơi cho từng quy trình, góp phần quảng bá, nhân rộng các mô hình.

Nguyên Khang

 Các tin khác:
 

Lần đầu tiên ghép tim thành công tại bệnh viện Trung ương Huế: Các bác sỹ làm rạng danh Việt Nam21/04/2011

 

Áp dụng các hệ thống quản lý, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng và phát triển bền vững21/04/2011

 

10 năm nỗ lực bảo tồn giống ngô nếp Cồn Hến: Giữ lại sản vật nổi tiếng một thời của vùng đất Thần kinh28/02/2011

 

Xây dựng khu công nghệ cao tại Thừa Thiên Huế: Thuận lợi và khó khăn22/02/2011

 

Chế tạo thành công sơn Nano TiO2-Ag : Giấc mơ trở thành hiện thực15/02/2011

 

Lọc hạt giống bằng nước muối : Đề tài làm lợi hàng tỉ đồng cho nông dân09/02/2011

 

Đưa phương tiện kỹ thuật mới vào thăm dò chức năng và định hướng chẩn đoán bệnh tật23/11/2010

 

Sống chung với biến đổi khí hậu15/10/2010

 

Thầy giáo nuôi gà để nghiên cứu “Học liệu điện tử”11/10/2010