TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121469
Số người đang truy cập:
184


Số 9 – Quý I – 2006

Khoa học công nghệ môi trường

H5N1 không trừ cả người khoẻ mạnh

Các nhà khoa học Hong Kong vừa công bố một phát hiện quan trọng về sức huỷ diệt của virus cúm gà H5N1 sau khi so sánh các mẫu virus H5N1 ở một bệnh nhân Hong Kong tử vong trong vụ dịch năm 1997, ở hai bệnh nhân Việt Nam năm 2004 và một mẫu ở bệnh nhân Hong Kong mắc cúm thường H1N11.
Kết quả cho thấy số virus H5N1 đã kích thích các chất miễn dịch có tên là cytokine (gồm IP-10, interferon beta, RANTES và interleukin-6) ồ ạt dồn về mô phổi bệnh, gây ra hiện tượng “bão cytokine” – một phản ứng thái quá của hệ miễn dịch. Chính trận bão này đã phá huỷ toàn bộ tổ chức phổi. Trong đó, virus H5N1 năm 2004 gây ra tổn thương mạnh hơn so với chủng virus năm 1997. Nguyên nhân là do “virus H5N1 tiếp tục tái tổ hợp, và thu nạp các gene nội tại khác nhau từ những loại virus cúm khác cùng nguồn gốc gia cầm”, nhóm nghiên cứu giải thích. Phát hiện này giúp lý giải cho những đau đớn kinh khủng mà các bệnh nhân H5N1 trải qua với biểu hiện khó thở.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp trí Respiratory Research, gợi mở rằng nếu H5N1 thực sự gây đại dịch, nó sẽ không “nương tay” với nhóm thanh niên khỏe mạnh giống như loại cúm thường (chủ yếu uy hiếp người già). Nghiên cứu cũng đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các thuốc chống virus trong việc kiểm soát một đại dịch như vậy.
“Mặc dù khả năng truyền bệnh từ người sang người của H5N1 thế hệ mới dường như vẫn chưa hiệu quả, cúm gà vẫn được xem là có mức độ nghiêm trọng đặc biệt, với tỷ lệ tử vong tăng từ 33% ở Hong Kong vào năm 1997 lên tới 55% ở Thái Lan và Việt Nam năm 2004”, hai tác giả Michael Chan và Malik Peiris, Đại học Tổng hợp Hong Kong nhân định: “những lý giải cho tính nghiêm trọng khác thường này vẫn còn là ẩn số”.
Theo đánh giá của Michael Osterholm, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học Minnesota (Mỹ), nghiên cứu mới càng làm tăng tính thuyết phục cho lời cảnh báo: bất kỳ đại dịch H5N1 nào cũng sẽ cực kỳ nghiêm trọng. “Ai cũng có thể nhiễm căn bệnh đe dọa tính mạng này. Nó ngày càng giống với virus H1N1 năm 1918”, Osterholm nói.
Đại dịch cúm tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại xảy ra vào năm 1918, khi chủng virus H1N1 càn quét toàn thế giới chỉ trong vài tháng và làm khoảng 20-100 triệu người thiệt mạng (dựa vào các thống kê khác nhau). Trong khi đó, nạn dịch năm 1957 chỉ làm 2 triệu người thiệt mạng và dịch năm 1968 với thủ phạm là virus H3N2 là khoảng 1 triệu người.
Các thuốc chống virus hiện nay như Tamiflu và Relenza chỉ có hiệu lực nếu uống trong khoảng 1 ngày kể từ khi bắt đầu có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, “hiệu quả của thuốc chỉ đạt trong vòng 24 – 28 giờ là dựa trên mẫu virus H3N2”, Osterholm cho biết. Một khi người bệnh bắt đầu có biểu hiện rối loạn hô hấp do “bão cytokine” gây nên thì coi như đã quá muộn.
(Nguồn: Vnexpress, 11/11/2005)

PV

 Các bài viết khác:
 

Hội thảo khoa học về sở hữu trí tuệ

 

Các món dưa

 

Thực phẩm giải rượu

 

Làm nem chua

 

Dùng cây chó đẻ chữa bệnh gan

 

Mùa Xuân nói chuyện 5 nguyên tắc sống “trường sinh bất lão”

 

Dùng cây chó đẻ chữa bệnh gan

 

Điều khiển hải đường nở hoa vào dịp Tết

 

Để cây lộc vừng có hoa theo ý muốn

Chọn số:

Chọn chuyên mục: