TIN NHANH
 

BTC trân trọng mời các em từ 06 đến 19 tuổi tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V, năm 2011-2012. Thông tin chi tiết vui lòng xem tại Chuyên mục “Giải thưởng – Hội thi” của website này hoặc liên hệ cơ quan thường trực Cuộc thi: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế – số 06 Phan Bội Châu, Huế – ĐT: 3845091.



Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (Centre for Social Research and Development – CSRD) đang cần tuyển 01 cán bộ quản lý – điều hành (Operational Manager). Người được tuyển dụng phải là thạc sỹ trở lên. Mức lương thỏa thuận, từ 8 triệu đồng trở lên mỗi tháng. Thời hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/11/2011 đến hết ngày 30/11/2011 tại trụ sở của CSRD 02/33 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế, ĐT: 0543. 837 714, 0905 775 515 (gặp cô Hoàng), email: hoang.csrd@gmail.com.  



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1456513
Số người đang truy cập:
474


Tin Liên hiệp Hội

Tình yêu thiên nhiên của người dân Thái Lan: Điều đáng học hỏi06/10/2011

 

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) và  Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) đã phối hợp tổ chức một chuyến tham quan học tập tại Thái Lan từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 9 năm 2011. Chuyến đi đã để lại trong lòng mỗi thành viên nhiều ấn tượng tốt đẹp, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên của người dân Thái Lan.

1. Một số vấn đề liên quan đến khu vực đất ngập nước ở tỉnh Chiang Rai, Thái Lan

Ngày 27/9, Đoàn tham quan đã có cuộc trao đổi với một số thành viên tổ chức phi chính phủ địa phương Living River Siam (LRS). Theo ông Terrapong, giám đốc tổ chức này cho biết: Chiang Rai có diện tích đất ngập nước lớn hơn 15.000 ha, là nơi có nguồn lợi thủy sản và chim nước phong phú với hơn 150 loài, diện tích đồng cỏ tự nhiên lớn, đất đai màu mỡ với hàm lượng phù sa lớn và được bồi đắp hàng năm. Với nhiều điều kiện thuận lợi nên khu đất ngập nước này là nơi thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động sinh kế bao đời nay của người dân nơi đây. Các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây được chia chia ra làm 3 nhóm chính: 1) Nhóm sản xuất lúa nước, 2) Nhóm nuôi trâu nước và 3) Nhóm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Do nguồn nước của các vùng đất ngập nước nơi đây được cung cấp bởi sông MêKông nên mực nước phụ thuộc vào chế độ dòng chảy của con sông này. Trong vòng 10 năm trở lại đây, mực nước của các khu vùng đất ngập nước nơi đây thay đổi bất thường với biên độ giao động cao. Mùa mưa, nước ngập nhiều hơn và mùa hạ nước ngập ít hơn so với bình thường. Hiện tượng này xuất phát từ hai nguyên nhân chính, thứ nhất là do việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn sông MêKông (Trung Quốc), thứ hai là do việc xây dựng đập thủy lợi phía hạ nguồn sông Mê Kông đoạn chảy qua Thái Lan. Mực nước thay đổi thất thường đã làm cho cuộc sống yên bình của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Mực nước thay đổi thất thường đã gây nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế của người dân và tạo ra các mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích. Ông Talae Dokya (Sitt), nhân viên của LRS cho biết, khi mức nước dâng lên đã làm thu hẹp các đồng cỏ tự nhiên và cỏ bị ngập trong nước dẫn đến thu hẹp nguồn thức ăn của trâu nước, đồng thời làm trâu nghé bị chết do vướng phải các loại rong cỏ dưới nước. Với những tác động đó, đàn trâu nước nơi đây giảm đi một cách đáng kể. Cách đây 2 năm đàn trâu nước nơi đây có hơn 4.000 con, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 1.300 con. Đồng thời, mực nước dâng còn làm giảm diện tích trồng lúa. Còn lúc triều xuống, diện tích đánh bắt và nuôi trồng thủy sản giảm, việc tưới tiêu cho các hoạt động nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chế độ dòng nước thay đổi thất thường cũng làm giảm nguồn lợi thủy sản nơi đây.  Chính vì vậy, nơi đây đã  nảy sinh ra các xung đột giữa các nhóm sinh kế. Do không có đủ diện tích đồng cỏ cho trâu, nhóm trâu nước xâm phạm đến các khu vực trồng lúa, hoặc diện tích đất trồng lúa giảm, nhóm trồng lúa mở rộng diện tích và xâm phạm đến nhóm thủy sản,… Nhưng, việc giải quyết những mâu thuẫn này đang gặp rất nhiều khó khăn vì việc quản lý thiếu đồng bộ giữa các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành địa phương.

Theo ông Sitt, để góp phần giải quyết những khó khăn hiện tại của người dân sinh sống dựa vào các khu vực đất ngập nước, tổ chức của ông đang nghiên cứu để chuyển đổi các hoạt động sinh kế phù hợp hơn với điều kiện hiện tại, đồng thời làm cầu nối cho các cuộc đối thoại nhằm giải quyết xung đột giữa các nhóm sinh kế.

2. Các tổ chức cộng đồng và những hoạt động của nó

Sáng 28/09/2011, đoàn có buổi trao đổi với một số thành viên đại diện cho các nhóm cộng đồng ở Thái Lan (Love Chiang Khong Group”[1] (LCKG), Living River Siam (LRS), and Northern River Network (NRN)). Đây là những nhóm cộng đồng nằm trong mạng lưới của những người yêu quý và muốn bảo vệ sông MêKông và các phụ lưu của nó. Qua tìm hiểu cho thấy, ở Thái Lan các nhóm cộng đồng này phát triển rất mạnh. Các nhóm này được hình thành do người dân tự liên kết thành lập mà không cần phải đăng ký hay báo cáo với chính quyền địa phương, bởi trong Hiến pháp Thái Lan có điều luật cho phép các nhóm cộng đồng tự thành lập và hoạt động. Thành phần tham gia vào các nhóm cộng đồng này rất đa dạng, họ có thể là giáo viên, người nông dân, các doanh nhân, bác sĩ,…và họ tham gia một cách tự nguyện. Các nhóm này không hoạt động riêng lẽ mà họ liên kết tạo thành một mạng lưới và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, thông tin, vận động cùng tham gia bảo vệ hay lên tiếng phản đối các chương trình/dự án có tác động xấu đến môi trường sông MêKông và các vấn đề liên quan khác. Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động các nhóm này rất đa dạng, có thể từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế, từ chính phủ Thái Lan, từ bạn bè hay các thành viên tự nguyện đóng góp. Hiện nay, mạng lưới này đã phát triển với đủ các loại thành viên sống ở trên 8 tỉnh của đất nước Thái Lan. 

Một trong những nhóm cộng đồng bảo vệ môi trường sông MêKông lớn nhất ở Thái Lan là Love Chiang Khong Group. Love Chiang Khong Group ra đời cách đây 15 năm, xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa nhóm người dân tộc đầu nguồn với người miền xuôi, khi người miền xuôi cho rằng những người đầu nguồn đã chặt phá rừng dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho người miền xuôi như lũ lụt, hạn hán, thiếu nước sạch,…Nhưng theo nhìn nhận của nhiều người thì nguyên nhân không chỉ do người đầu nguồn mà còn do việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiếu hợp lý của người miền xuôi. Từ đó có một số người đứng ra thành lập Love Chiang Khong Group này để giải quyết vấn đề này. Nhóm đã  xây dựng dự án “Life of the trees” với 3 nội dung chính: 1) Người miền xuôi sử dụng nước từ miền ngược và họ có đời sống kinh tế khá hơn nên người miền xuôi cần đóng góp tiền cho việc bảo vệ rừng của người miền ngược; 2) Nâng cao nhận thức của người miền ngược về ý nghĩa của rừng bằng cách tổ chức các hoạt động tham quan, lớp học ngoại khóa cho người miền xuôi đến tại các khu rừng ở miền ngược; 3) Xây dựng bản đồ quy hoạch và bảo vệ cây rừng.

Từ khi thành lập cho đến nay, vấn đề quan tâm chính của Love Chiang Khong Group là các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường sông MêKông. Theo thầy Ty, hiện nhóm đang quan tâm đến các vấn đề nóng bỏng khác trên sông MêKông đoạn chảy qua tỉnh Chiêng Rai nói riêng và toàn bộ sông MêKông nói chung với 6 vấn đề chính:

1. Việc xây dựng đập thủy điện của Trung Quốc, Lào.

2. Sử dụng chất nổ để nạo vét lòng sông trong dự án giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Công giữa Trung Quốc và Thái Lan.

3. Việc đi lại của các tàu lớn gây ra nhiều tác động xấu đối với người dân và hệ sinh thái ở lưu vực sông nơi đây (ảnh hưởng đến sự vận chuyển của các tàu nhỏ, làm hỏng các ngư lưới cụ, ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật thủy sinh, gây nên hiện tượng xói lở bờ sông,…

4. Đánh bắt thủy sản bằng phương pháp hủy diệt.

5. Sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp.

6. Mất diện tích đất ngập nước.

Kết quả nổi bật của Love Chiang Khong Group là họ đã thành công trong việc vận động chính sách để yêu cầu ngừng thực hiện dự án nạo vét lòng sông MêKông đoạn chảy qua địa phận tỉnh Chiang Rai. Năm 2005, Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Thái Lan thống nhất thực hiện dự án Giao thông đường thủy từ Trung Quốc qua Thái Lan trên sông MêKông. Để thực hiện dự án này buộc phải nạo vét lòng sông MêKông để các tàu thuyền có trọng tải lớn di chuyển. Nhận thấy việc nạo vét lòng sông cũng như sự di chuyển của tàu thuyền có trọng tải lớn sẽ có những tác động xấu đến môi trường và sinh kế của người dân nơi đây, Love Chiang Khong Group đã đệ trình lên Chính phủ kiến nghị ngừng thực hiện dự án này. Để thực hiện thành công, Love Chiang Khong Group đã tận dụng các mối quan hệ của mình nhằm thu thập các thông tin liên quan đến dự án, từ đó họ gặp gỡ cộng đồng ven sông trao đổi về vấn đề này và yêu cầu Chính phủ cung cấp các thông tin chính thức liên quan đến dự án. Sau đó, họ cùng với người dân địa phương kết hợp với các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu các vấn đề văn hóa, lịch sử, sinh kế của địa phương và nghiên cứu các hệ sinh thái trên sông MêKông để làm cơ sở đệ trình lên chính phủ và các bên liên quan. Sau khi có kết quả nghiên cứu, họ thu thập chữ ký của người dân địa phương và kết hợp với các cơ quan truyền thông gửi lên Chính phủ Thái Lan và đại sứ quán Trung Quốc kiến nghị ngừng hoạt động nạo vét lòng sông MêKông trong dự án Giao thông đường thủy từ Trung Quốc qua Thái Lan trên sông MêKông.

Bên cạnh đó, Love Chiang Khong Group còn làm một số hoạt động khác như: 1) Hỗ trợ làm giấy khai sinh cho người dân tộc. 2) Kết hợp với các nhóm khác, như nhóm bảo vệ rừng đầu nguồn sông Kok, sông In,…lên tiếng về việc xây dựng thủy điện ở Trung Quốc đã làm sạt lở bờ sông MêKông cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế khác của người dân ven sông. 3) Kết hợp với người dân địa phương và các nhà khoa học trong việc phục hồi các hệ sinh thái trước đây,…

Kể từ ngày thành lập đến nay, Love Chiang Khong Group không ngừng tăng số lượng thành viên cũng như mở rộng vùng hoạt động. Nhóm đã liên kết với các nhóm khác trên 8 tỉnh thuộc Thái Lan để tạo thành một mạng lưới liên kết trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nghiên cứu và vận động người dân tham gia phản ứng lại những chương trình/dự án có những tác động xấu đến dòng sông MêKông. Không chỉ có những hoạt động trong nước, nhóm còn có một số hoạt động ở nước ngoài, trong đó điển hình là hoạt động vận động ngừng xây dựng đập thủy điện Xayaburi ở Lào.

Theo thầy Ty, trong thời gian tới nhóm sẽ thành lập “Ủy hội Nhân dân sông MêKông – Mekong River People’s Committee. Hội đồng này bao gồm những người dân đến từ các khu vực các nước có sông Mekong  chảy qua. Ủy hội sẽ có vai trò độc lập và có thể bổ sung cho những thiếu sót của Ủy hội Sông Mekong hiện nay.

3. Khảo sát thực địa dọc sông MêKong

Sau những cuộc gặp gỡ, trao đổi với các tổ chức cộng đồng địa phương, chiều 29/09/2011 đoàn đã có một chuyến khảo sát dọc sông Mê Kông đoạn phía Bắc Thái Lan. Qua chuyến khảo sát đã cho thấy, sông Mêkông có vai trò rất quan trọng đối với người dân sống ven bờ sông Mê Kông. Với hàm lượng phù sa cao, đây là nguồn bổ sung dinh dưỡng cho các vùng đất ngập nước khu vực này hàng năm. Các khu vực đất ngập nước nơi đây có diện tích đồng cỏ lớn và phát triển rất xanh tốt, là điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu nước của người dân. Đồng thời, theo như lời kể của thầy Ty – người dẫn đường cho chuyến khảo sát, thì hệ sinh thái khu vực đất ngập nước ở đây rất đa dạng và phong phú với nhiều loại cá đặc thù và nhiều loài chim quý hiếm.

Bên cạnh đó, chuyến khảo sát cũng nhìn thấy một vấn đề đáng quan ngại ở đây là bờ sông bị xói lở rất nhiều. Cứ trung bình 50 m lại có một điểm sạt lở, có nhiều nơi sạt lở kéo dài hàng trăm mét. Các điểm sạt lở nơi đây đã làm đổ cây cối cũng như lấn đất sản xuất và đất ở của người dân ven sông MêKông.

Để đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu đề ra, đoàn đã có một cuộc đánh giá nhanh vào buổi cuối cùng của chuyến đi vào sáng ngày 30/09/2011, trước giờ ra sân bay, lên đường về nước. Đây là cơ hội để các thành viên chia sẻ những cảm nhận của mình về chuyến đi. Kết quả đánh giá cho thấy, mọi thành viên đều hài lòng về công tác tổ chức và nội dung chuyến đi. Chuyến đi đã để lại nhiều bài học bổ ích đối với các thành viên, đặc biệt là về tinh thần yêu môi trường của người dân Chiang Rai và những nỗ lực vận động bảo vệ môi trường trên sông MêKông của cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủở Thái Lan.



  (1) Chiangkhong và Namkhong  tiếng Thái Lan được hiểu là Mekong

 

Bài và ảnh: Bá Quốc (CSRD)

 Các tin khác:
 

Thừa Thiên – Huế : Tổ chức tham quan học tập về bảo vệ môi trường tại Thái Lan04/10/2011

 

Hội thảo của Liên hiệp hội Việt Nam tại Quảng Trị30/09/2011

 

Hợp tác để cùng phát triển13/09/2011

 

Seminar đánh giá tác động xã hội06/09/2011

 

Cần tạo điều kiện thông thoáng hơn cho Liên hiệp hội phát triển30/08/2011

 

Phát huy vai trò Liên hiệp hội trong công tác tham mưu và tư vấn30/08/2011

 

Thăm địa bàn dự án tái định cư huyện Hương Trà30/08/2011

 

Chia sẻ kinh nghiệm đánh giá tác động môi trường và xã hội28/07/2011

 

Mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua và cá đối14/07/2011