TIN NHANH
 

BTC trân trọng mời các em từ 06 đến 19 tuổi tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V, năm 2011-2012. Thông tin chi tiết vui lòng xem tại Chuyên mục “Giải thưởng – Hội thi” của website này hoặc liên hệ cơ quan thường trực Cuộc thi: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế – số 06 Phan Bội Châu, Huế – ĐT: 3845091.



Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (Centre for Social Research and Development – CSRD) đang cần tuyển 01 cán bộ quản lý – điều hành (Operational Manager). Người được tuyển dụng phải là thạc sỹ trở lên. Mức lương thỏa thuận, từ 8 triệu đồng trở lên mỗi tháng. Thời hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/11/2011 đến hết ngày 30/11/2011 tại trụ sở của CSRD 02/33 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế, ĐT: 0543. 837 714, 0905 775 515 (gặp cô Hoàng), email: hoang.csrd@gmail.com.  



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1456516
Số người đang truy cập:
477


Tin Khoa học Công nghệ

Kết quả Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật và Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010-201112/04/2012

 

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ IV (2010-2011) và Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV (2010-2011) đã khép lại với 31 giải pháp, sản phẩm dự thi. Lễ trao giải đã được tổ chức vào tháng 12/2011 với 01 giải Nhất, 05 giải Nhì, 08 giải Ba và 09 giải Khuyến khích. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung tóm tắt một số giải pháp, sản phẩm đạt giải.

* Các giải pháp đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Giải pháp: Nghiên cứu cải tiến cần nâng tử cung trong phẫu thuật cắt tử cung toàn phần qua nội soi

– Tác giả: Bạch Cẩm An, Lê Sỹ Phương, Hồ Quang Nhật – Bệnh viện TW Huế

– Nội dung: Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần qua nội soi là một bước tiến quan trọng trong phẫu thuật phụ khoa. Với ưu điểm nổi bật hơn so với các phương pháp khác như rút ngắn thời gian hậu phẫu, ít biến chứng, ít đau, giảm lượng máu mất trong phẫu thuật và có thính thẩm mỹ cao,…

Tại Khoa Phụ sản bệnh viện Trung ương Huế, phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi đã được triển khai từ năm 2003, tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế đã triển khai vào năm 2009 và hiện nay đã trở thành phẫu thuật thường quy.

Với những ưu điểm vượt trội của phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi so với các phương pháp khác và ngày nay nó đã trở thành phương pháp phẫu thuật thường quy, hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân và nhu cầu phát triển của phẫu thuật nội soi cắt tử cung toàn phần rộng khắp mọi miền đất nước từ tuyến trung ương cho đến tuyến huyện, thế nhưng vấn đề khó khăn là dụng cụ phẫu thuật, đặc biệt là cần nâng tử cung có giá thành rất đắt (8.500 USD = 170 triệu) và khó mua khi cần dùng.

Với cần nâng tử cung cải tiến, nhóm tác giả đã hạn chế được biến chứng, giảm lượng khí CO2, giảm máu mất và rút ngắn thời gian phẫu thuật, thuận lợi cho người sử dụng cần nâng không bị mất nhiều sức trong quá trình phẫu thuật, đồng thời tiết kiệm được kinh tế cho bệnh nhân và bệnh viện.

Giải pháp: Cải tiến blok tủ lạnh qua sử dụng thành máy hút phục vụ bệnh nhân

– Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Trì, Phan Thị Hiếu – Khoa cấp cứu Tim mạch can thiệp – Bệnh viện TW Huế

– Nội dung: Trước những hạn chế của một chiếc máy hút nhập khẩu từ nước ngoài (Giá thành đắt, không có phương tiện thay thế khi bị hỏng, cồng kềnh khó mang sách đi khi có những ca mổ lưu động), nhóm tác giả đã dựa vào nguyên lý hoạt động của chiếc block tủ lạnh là hút hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, nén hơi từ áp xuất bay hơi lên áp xuất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng. Từ nguyên lý đó đã tận dụng tính chất hút của block kết hợp với 2 chiếc lọ thủy tinh (1 bình đựng dịch, 1 bình chân không) để tạo máy hút phục vụ bệnh nhân. 

Thành phần cấu tạo nên máy hút cải tiến từ Block tủ lạnh đã qua sử dụng là: Một block tủ lạnh đã qua sử dụng; Hai lọ thủy tinh dung tích khoảng 1.5 lít đã qua sử dụng; Đồng hồ đo áp lực hút; Van điều áp.

Với máy hút này, có thể trang bị dễ dàng cho các bệnh viện tuyến dưới, các phòng khám bệnh, các xe cấp cứu hay phục vụ cho các cuộc mổ lưu động.

Bên cạnh đó, do tính cơ động và linh hoạt nên máy hút cải tiến từ block tủ lạnh có thể áp dụng không chỉ ở bệnh viện mà có thể ở nhà của bệnh nhân chăm sóc người già nằm lâu gây ứ đọng đàm giải, trẻ em bị sặc sữa,…Điều này ưu việt hơn các máy hút nhập khẩu từ nước ngoài. Với những bộ phận có sẵn và kết hợp như vậy sẽ có giá thành thấp, dẫn đến giảm chi phí chẩn đoán và theo dõi, giúp nhiều người có thể sử dụng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao sức khoẻ của nhân dân.

Giải pháp: Sản xuất enzyme NPRC 10 tái tổ hợp ở quy mô pilot

– Tác giả: Nguyễn Hoàng Lộc, Hoàng Tấn Quảng – Viện Tài nguyên Môi trường và Công nghệ Sinh học (Đại học Huế)

– Nội dung: Protease là nhóm enzyme thủy phân protein, xúc tác cắt gãy các liên kết peptide (-CO-NH-) trong phân tử protein và các cơ chất tương tự. Protease được thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau như động vật (gan, dạ dày…), thực vật (đu đủ, dứa…) và vi sinh vật (vi khuẩn, nấm…). Tuy nhiên, các enzyme vi sinh vật có vai trò quan trọng hơn cả trong các ngành sản xuất công nghiệp. Hiện nay, hầu hết các chế phẩm protease sử dụng trong nước đều phải nhập ngoại. NPRC10 là một enzyme protease hoạt động ở pH trung tính có nguồn gốc từ chủng vi khuẩn Bacillus subtilis C10. Gen nprC10 mã hóa cho enzyme NPRC10 đã được các tác giả phân lập và biến nạp vào chủng vi khuẩn E. coli BL21 (DE3) thương mại để sản xuất enzyme NPRC10 với hiệu suất cao hơn chủng gốc B. subtilis C10.

Ở Việt Nam, hầu như chưa có các nghiên cứu sản xuất protease tái tổ hợp hoặc sản xuất chế phẩm protease từ nguyên liệu tự nhiên ở qui mô công nghiệp. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc tách chiết enzyme này từ các nguồn tự nhiên (thực vật, động vật và vi sinh vật), khảo sát các tính chất lý – hoá và hoạt tính sinh học của chúng. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất enzyme này ở qui mô lớn để ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau là rất cần thiết. Sản xuất enzyme theo phương thức tái tổ hợp sẽ cho hiệu suất cao hơn bình thường và vì thế giá thành rẻ hơn nhiều lần.

Sử dụng enzyme trong sản xuất sẽ nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Enzyme NPRC10 do các tác giả sản xuất đã được thử nghiệm trong chế biến nước chấm từ đậu nành và bước đầu cho kết quả khả quan, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

* Các sản phẩm đạt giải nhất và nhì Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng

Sản phẩm: AMD – Hệ chuyên gia chẩn đoán bệnh lâm sàng

– Tác giả: Ngô Thắng Lợi, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (phường Thủy Biều, thành phố Huế)

– Nội dung: Đây là phần mềm cho phép người sử dụng giao tiếp trực tiếp với máy tính thông qua ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt. Phần mềm giúp cho mọi người có thể chẩn đoán được căn bệnh mà người sử dụng mắc phải thông qua các triệu chứng mà người sử dụng cung cấp cho hệ thống. Phần mềm chỉ có thể giúp mọi người chẩn đoán bệnh và hiển thị kết quả bệnh cho người sử dụng cùng lời khuyên nên đến gặp bác sĩ. Các thông tin mà phần mềm đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, người sử dụng nên đến gặp trực tiếp bác sĩ đễ được tư vấn đầy đủ về căn bệnh của mình. Phần mềm có 2 chức năng:

 AMD – Diagnosis Help (Chẩn Đoán Bệnh) là phần mềm có thể tách rời khỏi gói cài đặt AMD nên có thể sử dụng bất cứ lúc nào mà không cần yêu cầu về Microsoft Microsoft ® .NET Framework.

AMD – Management (Quản Lý Bệnh) là phần mềm được xây dựng đính kèm với AMD – Diagnosis, giúp người sử dụng có thể thêm, xóa, thay đổi các thông tin về căn bệnh, triệu chứng trong cơ sở dữ liệu AMD – Diagnosis. Phần mềm được xây dựng như một từ điển tra cứu, giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận và sử dụng phần mềm.

Sản phẩm: Thùng cứu hộ trên lũ.

– Tác giả: Đặng Thái An, Lớp 11B1, Trường  THPT Nguyễn Huệ

– Nội dung: Để giảm hiểu thiệt hại do lũ gây ra luôn là việc khiến nghiều người lưu tâm, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có một sụng cụ nào thật sự hữu ích trong công tác cứu trợ người dân ở các xóm nhỏ khi lũ lụt hoành hành mà nơi đó các phương tiện cứu hộ như thuyền, bè không vào được để giúp ích cho công tác cứu hộ, bên cạnh đó còn nâng cao sự an toàn cho mọi người trong mùa lũ. Từ thực tế đó, tác giả Nguyễn Thái An đã đã tìm kiếm giải pháp để hạn chế một phần cho họ, giúp người dân vùng lũ có thể nhận được sự cứu hộ, đó là “Thùng cứu hộ trên lũ”.

Qua quá trình nghiên cứu, triển khai, tác giả cho biết: Thùng cứu hộ trên lũ kế thừa được những ưu điểm của thuyền phao (tính cơ động, tự hành, không cần người lái) nhưng vẫn khắc phục hoặc hạn chế được những khuyết điểm của thuyền phao (giá thành cao, kích thước cồng kềnh, dễ bị ướt đồ dùng trên thuyền, dễ bị đâm thủng do vật nhọn, dễ bị vướng chướng ngại vật). Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có thùng nào chìm hoàn toàn vào nước hoặc bị nghiêng do va chạm.

Sản phẩm: Mô hình Tiết kiệm điện năng.

– Tác giả: Tác giả Võ Thị Quỳnh Nhi, lớp 68, Trường THCS Thủy Phương (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế)

– Nội dung: Để tiết kiệm điện năng cũng như chống lãng phí trong việc sử dụng điện khi ra khỏi nhà, cơ quan, công sở mà quên tắt điện  hoặc khi đang làm việc bỗng nhiên điện cúp, trong lúc đó hệ thống điện chiếu sáng (quạt) vẫn đang ở trạng thái sử dụng, đến hết giờ làm việc phải đóng cửa ra về, đặc biệt là chiều cuối tuần, điện cúp bất chợt mà hệ thống điện chiếu sáng (quạt) trong phòng đang ở trạng thái sử dụng mà khi về quên tắt thì số lượng điện năng tiêu thụ trong 2 ngày thứ sáu và thứ bảy sẽ rất nhiều. Điều đó dẫn đến trình trạng lãng phí điện của cơ quan, công sở là rất lớn. Từ đó, tác giả đã sáng tạo ra “Mô hình nhà tiết kiệm điện năng”.

Áp dụng mô hình này, người bảo vệ đóng cửa  kết hợp bật công tắc 3 cực sang cực số 2 (chuông) để cài đặt chuông báo động thì ngay lập tức sẽ có tác dụng tắt toàn bộ điện chiếu sáng (quạt). Chính việc làm đơn giản đó đã tiết kiệm được năng lượng điện ngoài giờ làm việc. Vì thực tế nhiều cơ quan, trường học người trực tiếp sử dụng điện cũng quên tắt và người bảo vệ cũng không tiện kiểm tra tất cả các tầng nên vấn đề lãng phí điện năng là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh việc tiết kiệm điện năng, có thể gắn được chuông chống trộm vào hệ thống đó. Điều này rất thiết thực đối với những người làm công tác bảo vệ các cơ quan, công sở, trường học. Vì khi kẻ trộm mở cửa phòng có lắp đặt công tắt hành trình thì chuông sẽ reo lên. Thực tế nếu không có chuông người bảo vệ khó nhận biết kẻ trộm đột nhập vào nhà ban đêm dù 1 dãy phòng làm việc.

Mô hình này, áp dụng có hiệu quả đối với cơ quan, trường học có 1 đến 3 dãy nhà cao tầng, ta chỉ cần thiết kế chuông báo động của các dãy tầng gần nơi người bảo vệ trực thì người trực kiểm soát kẻ trộm dễ dàng hơn. 

Danh sách tác giả, nhóm tác giả được trao giải tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2010 – 2011)

TT

Tác giả, nhóm tác giả dự thi

Tên giải pháp kỹ thuật

Giải Nhì

1

Nhóm tác giả: Nguyễn Hoàng Lộc, Hoàng Tấn Quảng – Viện Tài nguyên môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế

Sản xuất enzyme NPRC 10 tái tổ hợp ở quy mô pilot

2

Nhóm tác giả: Bạch Cẩm An, Hồ Quang Nhật, Lê Sĩ Phương – Khoa Phụ Sản, Bệnh viện TW Huế

 Nghiên cứu cải tiến cần nâng tử cung trong phẫu thuật cắt tử cung toàn phần qua nội soi

3

Tác giả: Trần Hữu Lai – DNTN Bạch Lai, Quảng An, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.

Máy ép củi trấu, mù cưa, dăm bào

Giải Ba

1

Nhóm tác giả: Nguyễn Anh Hùng, Lệ Thị Thu Hồng, Hắc Minh Phục – Trung tâm Dịch vụ khách hàng, VNPT Thừa Thiên Huế.

Xây dựng và triển khai hệ thống SMS phục vụ công tác tiếp nhận yêu cầu khách hàng và chăm sóc khách hàng.

2

Tác giả: Dương Tuấn Anh – VNPT Thừa Thiên Huế

VNPT Thừa Thiên Huế xây dựng hệ thống trạm điện thoại khẩn cấp miễn phí phục vụ người dân trên địa bàn TP. Huế

3

Tác giả: Dương Tuấn Anh – VNPT Thừa Thiên Huế

Hệ thống chăm sóc giáo dục và hỗ trợ học tập

4

Tác giả: Võ Đại Lượng – Sinh viên Khoa CNTT, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Nghiên cứu phát triển phần mềm hỗ trợ vẽ, khảo sát và trình diễn đồ thị hàm số trong học tập và giáo dục.

5

Nhóm tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Trì, Phan Thị Hiếu – Khoa cấp cứu Tim mạch can thiệp, Bệnh viện TW Huế

Cải tiến Block tủ lạnh qua sử dụng thành máy hút phục vụ bệnh nhân

6

Nhóm tác giả: Nguyễn Mậu Chi, Nguyễn Quốc Bình – Công ty TNHH Bia Huế

 Nâng tốc độ của dây chuyền sản xuất bia lon từ 11.500 lon/giờ lên 15.000 lon/giờ.

Giải Khuyến khích

1

Nhóm tác giả: Lê Thị Mỹ Khánh, Dương Đình Nho, Phan Tấn Lộc – Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện TW Huế.

Sử dụng nước R.O vô khuẩn thay thế dung dịch Natri Clorua 9 0/00 trong qui trình súc rửa tái sử dụng hiệu quả lọc và dây máu tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện TƯ Huế

2

Nhóm tác giả: Cao Thị Thẩm, Đào Thị Dừa – Đơn vị Hướng dẫn vận chuyển bệnh nhân, Bệnh viện TW Huế.

Các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao công tác chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện TW Huế

3

Tác giả: Nguyễn Đình Vũ – Khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện TW Huế

Phương pháp lọc máu bán liên tục ở bệnh nhân nặng cần điều trị thay thế Thận

4

Nhóm tác giả: Nguyễn Mậu Chi, Nguyễn Quốc Bình – Công ty TNHH Bia Huế

Tiết kiệm nước làm mát thiết bị của hệ thống thu hồi CO2

5

Tác giả: Ông Mai Khắc Dũng – Giáo viên Trường THPT Phú Bài

Bộ thiết bị dạy học và vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

 Danh sách tác giả, nhóm tác giả được trao giải trong cuộc thi sáng thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV (2010 – 2011)

 TT

Tác giả, nhóm tác giả dự thi

Tên giải pháp kỹ thuật

Giải Nhất

1

Em Ngô Thắng Lợi

Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.

Phần mềm AMD- Hệ chuyên gia chẩn đoán bệnh lâm sàng

Giải Nhì

1

Em Võ Thị Quỳnh Nhi

Lớp 68, Trường THCS Thủy Phương.

Mô hình tiết kiệm điện năng

2

Em Đặng Thái An

Lớp 11B1, Trường  THPT  Nguyễn Huệ.

Thùng cứu hộ trên lũ

Giải Ba

1

Các em: Nguyễn Thanh Nguyên, Cao Thanh Đồng, Huỳnh Ngọc Hải. – Lớp 11A7, Trường  THPT  Nguyễn Huệ.

Xe đạp đa năng

2

Các em:Nguyễn Thị Kim Liên, Hồ Hoàng Bảo Thư – Trường THPT chuyên Quốc Học.

Thùng rác có chức năng khử mùi và xử lý nước bẩn

Giải Khuyến khích

1

Em Hoàng Ngọc Minh Trí

Trường THPT chuyên Quốc Học.

EduWorld – Hệ điều hành máy tính cho giáo dục

2

Tác giả: Nguyễn Khánh Ái Linh

Lớp 11A6, Trường  THPT  Nguyễn Huệ.

Thiết kế mẫu tờ rơi nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước

3

Các em Võ Phi Hiếu, Hoàng Ngọc Sơn, Đỗ Kim Thư – Lớp 114, Trường THPT chuyên Quốc Học.

Hệ thống nhà nâng, nhà nổi ứng phó với lũ lụt và tương lai.

4

Các em: Nguyễn Hải Ngọc, Mai Thị Huyền Trang – Trường THPT Phú Bài.

Chuyển động bằng phản lực.

Nguyễn Doãn Quan

 Các tin khác:
 

Nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ03/02/2012

 

Dự án sưu tầm, khảo sát sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế04/10/2011

 

Đánh giá công tác tổ chức Giải thưởng Cố đô30/09/2011

 

Lễ trao Giải thưởng cố đô về khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II05/09/2011

 

Người nông dân say mê sáng tạo28/07/2011

 

Nhân rộng mô hình nuôi cá vược ở vùng nước lợ04/05/2011

 

Lần đầu tiên ghép tim thành công tại bệnh viện Trung ương Huế: Các bác sỹ làm rạng danh Việt Nam21/04/2011

 

Áp dụng các hệ thống quản lý, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng và phát triển bền vững21/04/2011

 

10 năm nỗ lực bảo tồn giống ngô nếp Cồn Hến: Giữ lại sản vật nổi tiếng một thời của vùng đất Thần kinh28/02/2011