TIN NHANH
 

BTC trân trọng mời các em từ 06 đến 19 tuổi tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V, năm 2011-2012. Thông tin chi tiết vui lòng xem tại Chuyên mục “Giải thưởng – Hội thi” của website này hoặc liên hệ cơ quan thường trực Cuộc thi: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế – số 06 Phan Bội Châu, Huế – ĐT: 3845091.



Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (Centre for Social Research and Development – CSRD) đang cần tuyển 01 cán bộ quản lý – điều hành (Operational Manager). Người được tuyển dụng phải là thạc sỹ trở lên. Mức lương thỏa thuận, từ 8 triệu đồng trở lên mỗi tháng. Thời hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/11/2011 đến hết ngày 30/11/2011 tại trụ sở của CSRD 02/33 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế, ĐT: 0543. 837 714, 0905 775 515 (gặp cô Hoàng), email: hoang.csrd@gmail.com.  



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1456517
Số người đang truy cập:
478


Tin tức sự kiện

Bế mạc Festival Huế 2012: Lưu luyến giã bạn, hẹn tái ngộ Festival Huế 201416/04/2012

Tối 15/4 tại sân Kỳ Đài – Nghinh Lương Đình, Đại Nội Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức bế mạc Festival Huế lần thứ 7 – 2012 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và phát triển, nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử”. Đây là một lễ hội văn hóa – du lịch quốc tế, một sự kiện văn hóa nghệ thuật tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế trong tiến trình hội nhập và phát triển và là một điểm nhấn trong Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ Huế 2012.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Ngô Hoà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2012 nhấn mạnh: Festival Huế lần thứ 7 – 2012 diễn ra từ ngày 7 đến 15/4/2012 với sự tham gia của hơn 65 đoàn và nhóm nghệ thuật đa sắc màu văn hóa đến từ 28 quốc gia, vùng lãnh thổ của cả 5 châu lục và các vùng miền của Việt Nam.

Múa, hát bài “Bài ca thống nhất” trong đêm bế mạc

Tiết mục múa “Hương quê”

Nghệ thuật mang đậm nét văn hóa xứ Huế

Dưới chân tường thành rêu phong cổ kính, những bông hoa sen vươn lên tinh khiết

Sen hồng nở rộ như đưa du khách lạc vào Huế mùa sen

Với hơn 3.000 nghệ sỹ, diễn viên trong và ngoài nước đã mang đến cho lễ hội các chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn đa sắc màu, các lễ hội văn hóa hoành tráng, ấn tượng, hấp dẫn. Tại Đại Nội Huế ấn tượng “Đêm Hoàng Cung” với vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, đến “Đêm Phương Đông” lộng lẫy sắc màu của trang phục truyền thống các dân tộc châu Á. Từ Lễ hội trống và nhạc cụ gõ “Âm vang hào khí Việt” đến Lễ hội đường phố “khát vọng xanh”. Từ những chương trình nghệ thuật đặc sắc mà âm vang như còn đọng lại với Hoàng Thành – Đại Nội – An Định Cung đến các Lễ hội “Hương xưa làng cổ” Phước Tích, “Chợ quê ngày hội” Thanh Toàn đã đưa du khách về với những ký ức đẹp của những miền quê yên bình… “Lễ Tế giao” với nhiều ý nghĩa văn hóa nhân văn sâu sắc và “Thiên hạ Thái Bình” thể hiện khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt. “Lễ hội áo dài” với những họa tiết hoa sen trong hội họa, một lần nữa khẳng định vẻ đẹp của áo dài Việt Nam và xứ Huế trước du khách thập phương khi đến miền sông Hương núi Ngự.

Đoàn nghệ thuật Ấn Độ chia tay Huế với những vũ khúc sinh động, giới thiệu những nét biểu cảm trong phách nhịp của vũ điệu Odissi

Tiết tấu sôi động với vũ điệu đầy say mê mang phong cách âm nhạc bản xứ của đoàn nghệ thuật dân gian tiêu biểu Raices Profundas (Cu-ba)

Những vũ điệu Kazak của đoàn nghệ thuật Raduga (Nga) sôi nổi nhưng cực kỳ phức tạp của những đôi vũ công

Bên cạnh đó, các hoạt động hưởng ứng Festival Huế từ festival thiếu nhi “không gian sắc màu tuổi thơ” đến festival khoa học sức khỏe cộng đồng, các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; từ đêm tôn vinh nghệ nhân ca Huế đến các góc trưng bày, triển lãm, phố tranh, cổ vật; từ dàn hợp xướng tại Nhà kèn, về tranh và tượng người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đến nghệ thuật sắp đặt cây kiểng tại vườn Cơ Hạ, sắp đặt festival thơ tại công viên 3/2; từ sự sôi động của hội chợ thương mại đến sự huyên náo, tưng bừng của lễ hội bia Huế và Miss áo dài Big C… đã mang đến cho Festival Huế lần thứ 7- 2012 một không gian rực rỡ sắc màu, khắc họa đậm nét một vùng di sản, tạo không khí tưng bừng cho mảnh đất cố đô Huế.

Festival Huế lần thứ 7- 2012 đã thực sự tôn vinh được các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần giao lưu, đoàn kết, hội nhập và phát triển đã đem lại cho Thừa Thiên – Huế, cố đô Huế một diện mạo mới, sức sống mới, khẳng định vị thế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, xứng tầm là một trung tâm văn hóa – du lịch đặc sắc của cả nước.

Festival Huế lần này đã thu hút hơn 2 triệu lượt người tham dự; trong đó có hơn 18 vạn khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ (với hơn 8 vạn khách quốc tế) tăng 62,8% so với cùng kỳ 2011. Màn trống hội và các tiết mục múa hát “Vũ hội xuân”, “nhịp thở sông Hương”, “xinh tươi Việt Nam” của các đoàn nghệ thuật trong nước; và các đoàn nghệ thuật ca múa thảo nguyên Mông Cổ, đoàn nghệ thuật Radunga – Nga, đoàn nghệ thuật Ấn Độ… tiếp tục “cháy” hết mình trong đêm bế mạc. Múa “Thương về xứ Huế”, “Tạm biệt Huế” và màn pháo hoa thay lời giã bạn, hẹn gặp lại tại Festival Huế trong tiết Thanh minh của mùa Xuân năm Giáp Ngọ 2014…/.

PV

 Các tin khác:
 

Khai mạc Festival Huế 2012: Điểm nhấn mở màn năm du lịch quốc gia12/04/2012

 

Nghị quyết 21 Ban chấp hành TW Đảng (khoá III) và chủ trương giải phóng miền Nam29/03/2012

 

Những bài học lịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn03/02/2012

 

Doanh nghiệp Thừa Thiên – Huế phấn đấu vượt qua khó khăn để vươn lên phát triển bền vững17/10/2011

 

Nhân cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII: Nhớ lại lời kêu gọi của Bác Hồ ngày ấy10/05/2011

 

Các chính khách, tướng lĩnh Mỹ viết về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam15/04/2011

 

Những bài học truyền thống quý báu.từ hội nghị thành lập Đảng 3/2/193031/01/2011

 

Ph.Ăng-ghen: Mẫu mực của tư duy biện chứng và sáng tạo12/10/2010

 

Vấn đề quan trọng là Đảng bộ tỉnh phải có quyết tâm chính trị cao, giải pháp đồng bộ, khả thi biến mục tiêu thành hiện thực.04/10/2010