![]() |
|
![]() |
|
|
|
![]() |
Tổng số truy cập: |
1496154 |
Số người đang truy cập: |
493 |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
GIỚI THIỆU / Điều lệ Liên hiệp các Hội KHKT nhiệm kỳ 2003 – 2008 |
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Nhiệm kỳ 2003 – 2008) CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (dưới đây gọi tắt là Liên hiệp Hội) là tổ chức chính trị – xã hội tự nguyện của trí thức tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Liên hiệp Hội tỉnh Thừa Thiên Huế là tổ chức thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Điều 2: Mục đích của Liên hiệp Hội là tập hợp và đoàn kết lực lượng trí thức khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế và lĩnh vực hoạt động xã hội, điều hoà và phối hợp với hoạt động của các hội thành viên, nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Điều 3: Liên hiệp Hội hoạt động theo nguyên tắc đoàn kết, dân chủ và khoa học, theo Điều lệ được Đại hội đại biểu của Liên hiệp Hội thông qua và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 4: Liên hiệp Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và tài chính riêng, có tài khoản độc lập, có tổ chức bộ máy và cơ quan ngôn luận theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG 2 CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH Điều 5: Liên hiệp Hội có những nhiệm vụ chính sau đây: 1. Tập hợp đoàn kết trí thức khoa học và công nghệ thông qua việc phối hợp hoạt động của các hội thành viên – Tạo điều kiện thuận lợi cho các hội thành viên và toàn thể giới trí thức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh phát huy và cống hiến trí tuệ của mình phục vụ cho sự ngiệp phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của các ngành, các huyện theo yêu cầu của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh. – Tổ chức hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ thông qua các phòng trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, các hệ thống quản lý chất lượng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. – Tập hợp lực lượng KH&CN để đăng ký, tham gia tuyển chọn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đặc biệt là các nhiệm vụ có tính liên ngành, cần có sự tham gia của các nhà khoa học và công nghệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. – Bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các hội thành viên, các cán bộ khoa học và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ nghề nghiệp, đời sống tinh thần và vật chất của những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ theo khả năng của LIÊN HIệP HộI. 2. Tổ chức các hoạt động chính trị, xã hội với tư cách là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh – Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, tính cộng đồng, tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của người trí thức. – Làm đầu mối quan hệ giữa các hội thành viên với các cơ quan Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh và các đoàn thể khác nhằm giải quyết các vấn dề liên quan đến hoạt động của Liên hiệp Hội nói chung và các hội thành viên nói riêng. – Tổ chức phổ biến, quán triệt và thực hiện có kết quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết chỉ thị có liên quan của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh. – Tư vấn, đề xuất với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về chính sách phát triển KH&CN của tỉnh, định hướng phát triển lâu dài và các chương trình, kế hoạch KH&CN của tỉnh, cũng như nội dung, phương thức hoạt động thiết thực, có hiệu quả. – Vận động, tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức KH&CN thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tích cực tham gia các công tác chính trị, xã hội do Mặt trận TQVN tỉnh vận động vào tổ chức. 3. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, bồi dưỡng và nâng cao dân trí – Tích cực tham gia vào các hoạt động nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhất là việc đào tạo thế hệ trẻ và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cho quản đại quần chúng. – Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện chương trình giới thiệu các hoạt động KH&CN, phổ biến các kiến thức KH&KT, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là cộng dồng dân cư ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. – Tranh thủ sự hỗ trợ của TW Hội đề mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, các cuộc hội thảo khoa học cho tỉnh và khu vực về các vấn đề KH&CN mới, được nhiều hội viên quan tâm. 4. Xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức LHH. – Phối hợp các cở sở, ban, ngành tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách, phương hướng huy đông trí thức KH&CN tham gia xây dựng địa phương; phối hợp với các cơ sỏ, ban, ngành tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp quy, nhằm thể chế hoá các cơ chế cần thiết và thích hợp với điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế cho hoạt động của LHH. – Vận động các hội đã thành lập hoặc sẽ thành lập tham gia LHH, hướng đẫn và thúc đẩy công tác vận động thành lập các hội mới khi đủ điều kiện. – Quản lý và hướng dẫn các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế KH&CN của LHH và các hội thành viên. – Thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ tronh lĩnh vực KH&CN. Làm đầu mối của tỉnh để liên lạc với trí thức KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ và có nguyện vọng trở về giúp quê hương để tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của họ. CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC CỦA LIÊN HIỆP HỘI Điều 6: LHH gồm các hội và các chi hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành tự nguyện gia nhập LHH và các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo trực thuộc. BCH LHH xem xét việc kết nạp các hội viên mới vào LHH. BCH quyết định thành lập các trung tâm, nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo trực thuộc LHH theo Luật KH&CN và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 8: Các hội thành viên là những tổ chức có quyền tự chủ,tự quản rộng rãi trong LHH, chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của BCH LHH. Các hội thành viên có quyền hạn sau: 1. Tham gia thảo luận, quyết định các hoạt động chung của LHH. 2. Được LHH tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong các hoạt động của hội. 4. Hưởng các quyền lợi khác do LHH quy định. 5. Ra khỏi LHH khi có đề nghị chính thức của Đại hội của các hội thành viên. 1. Tôn trọng và chấp hành Điều lệ của LHH, thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết của BCH LHH. 2. Không ngừng mở rộng ảnh hưởng và tác dụng của LHH, vận động hội viên của mình hưởng ứng các hoạt động của LHH. 3. Củng cố khối đoàn kết trong LHH, hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động. Đại hội LHH có thể họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 1/2 số hội viên. Đại hội đại biều của LHH có các nhiệm vụ: 1. Thông qua báo cáo công tác của BCH, quyết định phương hướng hoạt động và nhiệm vụ của LHH. 2. Thảo luận và biểu quyết việc sửa đổi Điều lệ của LHH. Điều 10: BCH LHH gồm đại diện tất cả các hội thành viên do các hội thành viên đề cử và một số uỷ viên khác do BCH khoá trước giới thiệu, số lượng uỷ viên này không vược quá 20% tổng só uỷ viên BCH đó Đại hội quy định. Khi xét thấy cần thiết BCH có thể quyết định bổ sung hay miễn nhiệm ủy viên BCH. Điều 11: BCH mỗi năm họp thường kỳ 2 lần và khi cần thiết có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc có yêu cầu ít nhất 1/2 số hội viên BCH. BCH có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội LHH, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của LHH giữa hai kỳ Đại hội và quyết định cơ cấu tổ chức của Ban Thường vụ LHH. Điều 12: BCH bầu ra Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch,Tổng thư ký và các uỷ viên thường vụ. Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của BCH LHH giữa hai kỳ họp của BCH và chịu trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể. Ban Thường vụ họp 3 tháng 1 lần, Chủ tịch có quyền triệu tập hội nghị bất thường của Ban Thường vụ. Điều 15: Ban Kiểm tra của LHH do BCH đề ra để kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế – tài chính và các hoạt động khác, phát hiện dấu hiệu vi phạm Điều lệ của LHH và các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc; hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của Ban Kiểm tra của các hội thành viên; xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu tố báo các với BCH. Số lượng Ban Kiểm tra LHH do BCH quy định. Trưởng Ban kiểm tra là Uỷ viên Ban Thường vụ LHH. Ban Kiểm tra họp mỗI năm 2 lần và có thể họp bất thường khi có đề nghị của Chủ tịch LHH hoặc của Trưởng Ban kiểm tra. CHƯƠNG 4 TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN Điều 16: Nguồn tài chính của LHH gồm: 1. Tài trợ của Nhà nước. 2. Đóng góp của các hội thành viên. 3. Quỹ tự có của LHH do hoạt động kinh tế và các hoạt động có nguồn thu hợp pháp. 4. Ủng hộ bằng tiền, hiện vật của các cá nhân, tổ chức đoàn thể ở trong và ngoài nước. Điều 17: LHH có thể tổ chức các quỹ hỗ trợ hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Điều 18: Văn phòng LHH thay mặt LHH quản lý tài chính và tài sản của LHH. Tài chính và tài sản của LHH chỉ được sử dụng phục vụ cho hoạt động của LHH. Việc sử dụng kinh phí được thực hiện đúng chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước. Hằng năm Văn phòng có trách nhiệm báo cáo về các nguồn thu, chi của LHH cho BCH. CHƯƠNG 5 KHEN THƯỞNG VÀ KỸ LUẬT Điều 19: Các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc LHH và các cá nhân hội viên sẽ được khen thưởng hoặc đề nghị cấp giấy khen thưởng khi có nhiều thành tích đóng góp cho hoạt động của LHH và trong hoạt động khoa học và công nghệ. Các hình thức khen thưởng của LHH do BCH LHH quy định. Điều 20: Các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc LHH và các có nhân hội viên nếu vi phạm nghiệm trọng Điều lệ của LHH sẽ bị thi hành kỹ luật. CHƯƠNG 6 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 21: Điều lệ này có hiệu lực khi Đại hội đại biểu LHH thông qua và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ có Đại hội đại biểu của LHH mới có quyền sửa đổi Điều lệ này. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |