![]() |
|
![]() |
|
|
|
![]() |
Tổng số truy cập: |
1121454 |
Số người đang truy cập: |
173 |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
ĐẶT CÂU HỎI |
|
![]() |
CÁC CÂU HỎI ĐÃ TRẢ LỜI |
Nấc cụt (Hiccup) Ngày đưa tin 25/02/2010 Hỏi: Thưa bác sĩ, thời gian gần đây tôi hay bị chứng nấc cụt, cảm giác rất khó chịu. Xin bác sĩ hướng dẫn cho tôi cách phòng tránh và cần phải làm gì cắt chứng ấy. (Võ Thị Hồng Hạnh, Huế) Trả lời: Nấc cụt (gọi tắt là nấc) hay ách nghịch là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần, do thì hít vào bị ngưng đột ngột, tiếp đến là sự đóng thật nhanh của hai dây thanh âm. Thông thường, chứng nấc cụt đều vô hại và tự hết sau vài phút. Nhưng cũng có một vài trường hợp nấc cụt mạn tính (rất hiếm) có thể kéo dài đến một vài tháng. Nguyên nhân Các yếu tố dẫn đến nấc cụt là ăn nhiều thức ăn cay, nóng; uống nước giải khát có nhiều hơi; thần kinh căng thẳng, cười quá nhiều, cảm xúc quá mạnh, hút thuốc lá, và nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân gây ra chứng nấc cụt dai dẳng là uống quá nhiều rượu, viêm phổi, hen phế quản, tai biến mạch não, u não gây tổn thương trung tâm điều hòa hô hấp, sau giải phẫu vùng bụng, ăn không tiêu. Nấc cụt kéo dài cũng có thể do tác dụng phụ của một vài loại thuốc giãn cơ, corticoid; hoặc là dấu hiệu của một vài tình trạng bệnh lý về gan, thận. Xử trí Để thoát khỏi cơn nấc cụt, bạn cần làm tăng lượng thán khí (CO2) trong máu vì thán khí làm giảm nấc cụt, dưỡng khí (O2) làm tăng nấc. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách trong lúc bị nấc, hít thử một hơi không khí đầy buồng phổi và sẽ thấy một cái nấc cụt tiếp nối ngay sau hơi thở này. Sau đây là một số phương cách có thể giúp chấm dứt chứng nấc cụt từng cơn. Bạn có thể lựa chọn cách phù hợp nhất với mình: Nghiêng người ra phía trước và uống nhanh một ly nước ở tư thế ấy; Uống nước thật nhanh; Nút một miếng chanh tươi; Uống một thìa cà phê giấm; Súc miệng với giấm táo; Nhai và nuốt một miếng bánh mì khô; Nín thở thật lâu cho đến khi không chịu được; Yêu cầu một người nào đấy làm cho bạn hoảng sợ đột ngột; Áp vào miệng một bao giấy hoặc túi nilon và hít thở bằng lượng khí bên trong túi đó; Giữ một ít nước chanh một lúc phía sau họng; Kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu, giữ trong vài phút; Nuốt nhanh một thìa cà phê đường và sau đó uống nước; Bóp mũi, che hai tai và uống nước qua một ống hút trong 20 giây; Nín thở trong 30 giây, uống nước trong tư thế ngồi gập người ra phía trước càng nhiều càng tốt; Ở ngay đỉnh cơn nấc cụt, dùng tay ép dạ dày như để làm ợ hơi ra, làm như vậy độ 2 lần; Ngoài những phương pháp rất hữu hiệu kể trên (có tác dụng trên hầu hết số bệnh nhân), bạn cũng có thể thử các biện pháp dưới đây với hiệu quả khoảng 50%: Há miệng ra và nhìn sâu vào, bạn sẽ thấy có một cục tròn treo ngay giữa thành trên của cổ họng, đó là lưỡi gà. Dùng một muỗng cà phê nâng cục này lên vài lần, có thể hết nấc cụt. Dùng bông gòn quấn vào đầu đũa, rà nhẹ vào vòm trên của miệng (vòm khẩu cái). Riêng với các chứng nấc cụt kéo dài vài chục phút, đôi lúc bạn phải dùng đến các loại thuốc như Primperan (uống từ 1 – 3 viên/ngày, hay tiêm mạch chậm 1 – 2 ống). Thuốc an thần Chlorpromazine cũng được dùng khi gặp nấc cụt kéo dài nhiều ngày, nhưng phải có chỉ định và được bác sĩ theo dõi sát vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế ngày 23/2/2010. |