TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121461
Số người đang truy cập:
175


ĐẶT CÂU HỎI
HỎI – ĐÁP
Họ và tên:
E-mail:
Địa chỉ:
Nội dung câu hỏi:
     

CÁC CÂU HỎI ĐÃ TRẢ LỜI
Quy trình nuôi giun quế


Hỏi: Tôi có 01 trại gà khoảng 6-7000con, trong một lứa nuôi lượng phân thải ra cũng khá lớn.Tôi muốn tận dụng lượng phân đó có hiệu quả. Vì vậy, Nhà khoa học cho tôi biết quy trình nuôi giun Quế và tiêu thụ ở đâu.Tôi xin cảm ơn!
(Nguyen Khai, Giang Trung, Phú Lương, Phú Vang, TT Huế)

Đáp: Quy trình nuôi giun Quế

Thừa Thiên Huế có môi trường ít bị ô nhiễm, nuôi được quanh năm, vùng dân cư thưa thớt, to trung bình cao thích hợp với quy trình sản xuất.
1 Công nghệ:
Giống thuần (Bố mẹ): Sau khi làm chuồng trại xong, dùng nước tưới trên bề mặt luống mổi ngày 1 lần, sau 3 ngày chúng ta có thể trải 1 lớp chất nền khoảng 08cm và thả giống. Thông thường mổi m2 ta thả khoảng 2 – 3 kg trùn giống, dùng tay hốt trùn giống và bỏ từng cụm vào luống, sau 1 giờ tự động trùn sẽ lẫn vào trong chất nền để trốn, sau đó ta dùng nước tưới phun sương trên bề mặt luống và có thể cho trùn ăn ngay.

Trong thời gian qua, sau những thử nghiệm thành công trong việc nhân giống từ phần sinh khối trong luống đã cho ra một kết quả rất khả quan cho nghề nuôi trùn. Thay  vì trước nay chúng ta dùng trùn giống khoảng 80% để nhân giống, sau khoảng thời gian 1 tháng thì lượng sinh khối mới bắt đầu phát triển và sau 2 tháng thì chúng ta mới thu hoạch được và chi phí đầu tư con giống cũng cao hơn gấp rưỡi lần 300kg/100m2.

Nếu ta nhân luống bằng sinh khối thì chỉ cần sau 1 tháng chúng ta có thể thu hoạch được và chi phí cho con giống cũng thấp hơn rất nhiều – 2 tấn/100m2.
Phân tích: 3 – 5% trùn giống phần còn lại là kén trùn và phân, 15cm từ mặt luống.
Thế nào là sinh khối? Có thể gọi nom na là một ổ trùn, là nơi chúng sinh sống, giao phối và sinh sản, thời gian để có được sinh khối tốt ít nhất phải 2 tháng và phải được chăm sóc (ủ) thật cẩn thận để bảo quản phần kén trùn vì kén trùn là yếu tố quan trọng nhất trong sinh khối để chuồng mới sinh sôi và nẩy nở. Nếu sau 1 tuần lễ thả giống mà chúng ta không thấy những chú trùn con nhỏ, màu hồng trong cục phân bò tươi khi bẻ đôi, như vậy chúng ta mua không phải là sinh khối hoặc chúng chưa được ủ hoặc bảo quản đúng mức.

Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn  bị tồn đọng phía dưới luống  làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho trùn giảm khả năng sinh sản.Thời gian mỗi lần cho ăn tuỳ thuộc vào số lượng trùn có được trong luống, thường thì từ 4 đến 7 ngày.

Thu hoạch: Có nhiều phương pháp thu hoạch nhưng nhử mồi là phương pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn). Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên lần lượt vì khi trùn ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới cho đến khi chỉ còn trùn. Chú ý rằng lớp phân trùn bên trên này không được bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối, và trùn sẽ được nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén  trùn. Đối với bà con nuôi trùn vào mục đích cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, bà con nên áp dụng hình thức thu hoạch “cuống chiếu” .Lấy phần phân còn lại ta có được phân trùn.

Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chúng ta không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá chúng ta không thể tách được trùn và phơi phân chúng ta có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre (là loại bồ được đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và sẽ chui qua phần bên này để sống. Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi dễ dàng hơn.  

Đối với luống mới, sau 2 tháng chúng ta mới có thể thu hoạch được, nhưng đợt thu hoạch thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn còn 25 – 35 ngày, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật nuôi của bà con. Nếu mật độ giống thả đạt yêu cầu, cộng với việc chăm sóc tốt, chúng ta sẽ thu 0,8kg – 1kg/1m2/lần thu hoạch.

Ưu điểm: Khác với tất cả các loại vật nuôi khác như: Gà, heo, ếch, cá… Trùn quế không cần tái đầu tư con giống nhưng hàng tháng chúng ta vẫn có thể thu hoạch được.

Hiện nay việc tiêu thụ giun quế chủ yếu là tự tiêu thụ như cho tôm, cá, gà, vịt ăn.

 Các bài viết khác:
 

Khắc phục cây cao su sau bão?

 

Cách phòng trừ sâu ăn lá keo tai tượng?

 

Cách phòng và trị bệnh mối hại cây keo tai tượng khi còn nhỏ?

 

Dịch cúm H5N1 và bênh tai xanh, lỡ mồm long móng ?

 

Kỹ thuật nuôi gà Lương Phượng

 

Cách phối hợp thuốc kháng sinh để điều trị bệnh về đường hô hấp trên gia súc gia cầm

 

Đặc điểm sinh học của cây keo lai

 

Truyền hình số trực tiếp từ vệ tinh

 

Nấc cụt (Hiccup)

 

Nước ao có màu xanh lục, sau đó nỗi riều xanh, cho biết tại sao có hiện tượng trên? Cách phòng trừ như thế nào?

 

Kỹ thuật nuôi thỏ

 

Xin hướng dẫn những biện pháp hữu hiệu để trị rầy nâu ở lúa ?

 

Những giống lúa có khả năng kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế ?

 

Cách điều trị bệnh xoắn lá ở dưa ?

 

Xin cho biết cách nuôi cá Basa hiệu quả ?

 

Xin cho biết Cách trồng gừng trong bao ?

 

Phương pháp điều trị bệnh nấm thân, rụi lá ở cây hoa cúc ?

 

Thuốc điều trị cây Cao su bị xì mũ, nứt vỏ ?

 

Cách điều trị cây hoa Mai chết khô từng cành ?

 

Làm thế nào để cây lạc ít bị chết héo rủ? Tại sao sâu ăn lá trên lạc lại kháng thuốc rất nhanh?

 

Nông nghiệp sạch là gì ?

 

Cách phòng trừ loại sâu hại ở lúa ?

 

Nguyên nhân và cách điều trị cây Ổi bị khô ?

 

Trên Cây Sắn ở mặt dưới của lá có những con màu đỏ, đó là con gì? Điều trị ra sao?

 

Cây Ngô nù vì sao trồng vào mùa hè lại không cho hạt hoặc rất ít hạt?

 

Tại sao Cà pháo, Cà dĩa, Cà dê xảy ra héo rủ chết hàng loạt ?

 

Làm thế nào cho cây hoa Mai vàng nở đúng tết?

 

Có thuốc diệt được cây Cỏ Cú không?

 

Bệnh thối trái ớt ?

 

Truyền hình kỹ thuật số và vệ tinh, nên chọn loại nào?

 

Công nghệ chế biến cà phê theo phương pháp ướt ?

 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối

 

Mua giống lợn nuôi ở đâu ?

 

Tại sao dưa leo trồng vào tháng 6 hay bị xoắn lá dẫn đến vàng lá…

 

Trị bọ nhảy trên rau cải ?

 

Nuôi cá trắm cỏ trong lồng bị bệnh đốm đỏ

 

Một số vấn đề cơ bản về kỹ thuật trong nuôi lươn

 

Cây ổi ở Liễu Nam, xã Hương Xuân chết khô vì sao?

 

Cây Cao su…

 

Sâu đục cành trên cây Thanh trà và Bưởi nên xử lý như thế nào để có hiệu quả cao?

 

Bệnh Muội đen trên cây Thanh trà làm sao xử lý?

 

Bệnh chảy nhựa trên cây Thanh trà nên xử lý như thế nào? Giai đoạn nào xử lý có hiệu quả cao nhất?

 

Sâu cuốn lá nhỏ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn trổ bông bao nhiêu con /m2 thì cần xử lý và xử lý như thế nào?

 

Rầy nâu mật độ bao nhiêu con/m2 có ảnh hưởng đến năng suất và dùng thuốc gì phun để đạt hiệu quả?

 

Kỹ thuật trồng mướp đắng trái vụ?

 

Tại sao nuôi cá trắm cỏ tỷ lệ cá chết rất lớn ?

 

Một số thông tin về giống lúa TH33 và TH34

 

Nguyên nhân, cách khắc phục hiện tượng tảo bị tan trong ao nuôi tôm sú?

 

Nguyên nhân, cách khắc phục hiện tượng tôm bị nổ mắt?