![]() |
|
![]() |
|
|
|
![]() |
Tổng số truy cập: |
1121480 |
Số người đang truy cập: |
194 |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Văn hoá xã hội |
|
![]() Giọng Huế “rặt” không lẫn vào đâu được. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng chất Huế, Việt Nam vẫn chưa bao giờ rời xa bác sĩ Hoàng Anh Dũng, chuyên gia ghép tạng của bệnh viện Erasme thuộc đại học ULB, Vương quốc Bỉ.
Con đường chông gai Năm 1990, anh xuất cảnh sang Bỉ đoàn tụ gia đình. Đó là khoảng thời gian Dũng sống bằng đủ mọi thứ nghề: lau chùi nhà, rửa chén bát, phục vụ quán ăn, nhân viên các Viện dưỡng lão. “Làm để sống, ở đâu cũng thế!”. Anh giải thích một cách đơn giản. Ngày làm, đêm học, Dũng tính bỏ nghề Y nên chuyển sang học Công nghệ Thông tin. Nhưng suốt 6 tháng trời làm bạn với máy tính, dường như “chữ tâm” và y đức của người thầy thuốc cứ ám ảnh anh, ngăn cản anh, không cho phép anh bỏ nghề. Dũng quyết định đi học Y trở lại. Đó là quyết định không hề dễ dàng bởi anh đã không còn trẻ nữa và bởi cuộc sống còn nhiều bức bách khác. Sau khi nộp hồ sơ xin đi học lại, nhờ bằng tốt nghiệp Y khoa Việt Nam và quá trình hành nghề, Hoàng Anh Dũng được hội đồng xét duyệt miễn giảm 5 năm, chỉ tiếp tục vừa học vừa làm thêm 2 năm nữa và Dũng đã lấy bằng Y khoa tổng quát của Đại học ULB. Năm 1994, Hoàng Anh Dũng ra trường và hành nghề tự do để mưu sinh và ban đêm đi trực cấp cứu tại các bệnh viện. Đó là khoảng thời gian Dũng “cày hùi hụi” để tồn tại được với nghề, với tâm nguyện của người cha suốt đời gắn bó với nghề, với bệnh nhân. Anh tiếp tục đăng ký học ngoại khoa với thời gian 6 năm nhưng Hội đồng Y khoa của Bộ Y tế phỏng vấn và cho anh được giảm tiếp 3 năm nhờ thực tế 10 năm làm bác sĩ ngoại khoa tại bệnh viện Quảng Ngãi. Xương rồng nở hoa Sự chịu thương, chịu khó của chàng trai đất Việt được các đồng nghiệp và ban giám đốc bệnh viện Erasme đánh giá rất cao. Thực ra, trước đó, ngay khi vừa nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ ngoại khoa tại Bỉ, bác sĩ Hoàng Anh Dũng đã trở về Việt Nam cùng với một giáo sư chuyên về tim mạch và một bác sĩ ngoại tiêu hóa để liên hệ giúp đỡ cho các bệnh viện trong nước. Cũng trong thời gian này, anh tìm hiểu thấy chương trình phòng chống ung thư trong nước gặp nhiều khó khăn nên trở về Bỉ, cùng với bác sĩ Issam EL NAKADI viết ngay kế hoạch và vận dụng mối quan hệ của mình để xây dựng chương trình này tại Huế. Dự án đã được cộng đồng nói tiếng Pháp tại Bỉ tài trợ với kinh phí là 380.000 Euro trong thời gian bốn năm (2001-2005). Mỗi năm có 6 đến 8 bác sĩ tại bệnh viện Trung ương Huế và trường Đại học Y Huế sang Bỉ thực tập, học hỏi kinh nghiệm – đã có người tiếp tục nghiên cứu cao hơn để lấy bằng tiến sĩ. Hoàng Anh Dũng lại mời các bác sĩ tại Bỉ đến Việt Tâm và tình dành cho quê hương Ngay ở Bỉ, lịch làm việc của anh cũng làm các đồng nghiệp châu Âu nể phục. Có khi 7 giờ sáng anh đã có mặt tại bệnh viện, làm việc suốt ngày đến chiều tối trở về nhà dùng bữa đầu tiên trong ngày. Cứ như thế hết ở Bỉ, anh bay sang các nước khác hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc thực hiện các ca ghép khó nhưng điều làm anh “mê” nhất là được bay về Việt PGS.TS Vũ Đình Hùng – Phó Chủ tịch Hội Niệu – Thận học TP.HCM, người đã từng làm việc với bác sĩ Dũng tại Việt Nam và Bỉ cho biết: “Bác sĩ Dũng là người Việt Nam yêu nước, có tấm lòng đối với quê hương. Tôi đã từng gặp và nghe Đại sứ quán Việt – Anh đã tham gia bao nhiêu ca ghép thận ở Việt – Thật tình tôi không thể nhớ hết nhưng ca ghép đầu tiên là vào ngày 30. 7.2001 tại bệnh viện Huế. Tôi đã làm với Giáo sư Depauw Luc, người thầy của tôi về ghép thận tại bệnh viện Erasme. Năm 2000, tôi trở về Huế để học cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng với PGS.TS Lê Lộc, được tiếp kiến GS Phạm Mạnh Hùng, nguyên là Thứ trưởng Bộ Y tế và đã được đề nghị hỗ trợ thực hiện các ca ghép thận tại Việt Nam và từ đó tôi về nước thường xuyên hơn để tiếp tục “sự nghiệp” ghép thận tại VN. Riêng tại Huế, tôi đã ghép 16 trường hợp, nhưng đa số tôi không trực tiếp thực hiện mà cùng tham gia, hướng dẫn và chỉ thực hiện ở những quy trình khó. Hiện nay nhóm ghép thận tại Huế đã rất thành thục kỷ thuật và đã tiến hành ghép thêm được 3 trường hợp với kết quả rất tốt. – Anh đánh giá như thế nào về trình độ ghép thận ở Việt Các đồng nghiệp Việt Năm nay đã 55 tuổi và đã lên chức ông ngoại rồi nhưng việc chăm sóc gia đình thì không “tệ”. Mỗi ngày anh đưa rước các con, thứ bảy, chủ nhật cũng có thì giờ dành cho cháu ngoại, gia đình và…anh là người nấu ăn rất ngon, rất thích nấu những món đặc sản Huế… Điều mà anh ấp ấp ủ nhất là đào tạo sinh viên y khoa. Tháng 4.2006, anh đã giới thiệu Giáo sư Yvon Englert (phụ trách đào tạo sau đại học của Viện Đại Học ULB) về Việt Nam tiếp xúc với ĐH Y Dược TP.HCM, Huế, Hà Nội, Học Viện Quân Y để đặt vấn đề tuyển chọn các bác sĩ đưa sang Bỉ theo chương trình nội trú tại bệnh viện, sau đó sẽ trực tiếp phỏng vấn để tuyển chọn và đưa sang Bỉ đào tạo 1 đến 2 năm hoặc tạo điều kiện cho các bạn nghiên cứu sinh học tiếp lên Tiến sĩ… |
Các tin khác: | ||
|