TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121471
Số người đang truy cập:
188


Số 8 – Quý IV – 2005

Khoa học công nghệ môi trường

Phòng bệnh cho máy tính xách tay

1. Không để máy tính lên đùi: Tất cả các bộ phận điều khiển, pin…đều nằm ở mặt dưới nên khi hoạt động máy tỏa nhiệt xuống dưới, người thường xuyên đặt máy lên đùi thì nhiệt sẽ tác động xấu cho sức khỏe. Đối với Nam giới có thể dẫn đến vô sinh.

2. Không nên đặt máy trực tiếp trên bàn. Khi đặt máy trực tiếp trên bàn, máy không tản nhiệt được sẽ làm cho máy quá nóng dễ dẫn đến hiện tượng máy bị treo. Bạn nên tạo một không gian trống, thoáng giữa máy và mặt bàn bằng cách kê máy lên 2 cuốn sách ở hai đầu. Cách khác là tháo quạt giải nhiệt đưa ra phía ngoài.

3. Đặt máy trong túi xách phải đúng qui cách.

Bạn nên để máy trong túi chuyên dụng đúng tiêu chuẩn, có khả năng giữ chặt, không xê dịch máy trong quá trình di chuyển. Không nên để máy trong túi mỏng, không cố định được máy, quá trình di chuyển sẽ dịch chuyển, thậm chí còn máy bị chèn ép mạnh, màn hình bị ảnh hưởng xấu.

4. Mở đóng nhẹ nhàng.

Đóng mở với lực quá mạnh và thường xuyên dễ dẫn đến hiện tượng rạn cáp nối bộ phận máy chủ với màn hình. Lưu ý nữa là chỉ nên mở màn hình với một góc 90 – 1200. Vượt quá góc độ này dễ dẫn đến tình trạng gãy màn hình. Cả hai sự cố đều rất khó khắc phục.

5. Vệ sinh màn hình. Màn hình tinh thể lỏng của máy tính xách tay rất đắt, khó sửa chữa và tìm mua. Nó có đặc điểm là dễ bám bụi và bám rất chặt. Cách tốt nhất để lau bụi bẩn là dùng vải mềm, thấm một ít nước sạch, lau theo chiều từ trên xuống dưới, không lau theo đường vòng tròn hoặc theo đường ngang từ trái sang phải và ngược lại. Phải rất cẩn thận không để nước chảy vào các vành của màn hình. Sau đó, dùng khăn khô mềm để lau sạch. Tuyệt đối không dùng những dung dịch như nước lau kính để lau màn hình. Làm như vậy đồng nghĩa với việc giết chết màn hình.

Ngoài ra, để bảo đảm tuổi thọ của máy, bạn không nên sử dụng đĩa CD cũ và đã trầy xước nhiều. Làm việc với đĩa CD như vậy máy phải tăng công suất, các mắt đọc phải vận hành tối đa, rất dễ bị ngắt giữa chừng khi đang truy xuất vùng dữ liệu.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý là mỗi đời máy đều có một bộ bàn phím và chuột riêng nên không dễ dàng tìm kiếm thay thế. Vì vậy, nếu làm việc cố định bạn nên sử dụng thêm bàn phím và chuột ngoài.

PV (Theo xã hội Thông tin 8/2005)

 Các bài viết khác:
 

Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước

 

Hội thảo quốc tế bảo tồn môi trường và đô thị lịch sử Huế

 

Buổi sáng và sức khoẻ của bạn

 

Các phương thức kết nối internet

 

Công nghệ mới gây bồi

Chọn số:

Chọn chuyên mục: