TIN NHANH
 

.



* Chịu trách nhiệm chính:

       NGUYỄN VĂN QUẾ

* Giấy phép số: 229/GP-BC

* Cấp ngày: 12/12/2005 

Tổng số truy cập:
1121481
Số người đang truy cập:
195


Tin Khoa học Công nghệ

An toàn sinh học trong nuôi lợn11/03/2008

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi lợn nói riêng, việc vệ sinh phòng dịch bệnh phải luôn luôn được coi trọng hàng đầu. Dù có giống tốt, dinh dưỡng thức ăn cao,…nếu để dịch bệnh xảy ra là mất tất cả. Nếu bảo vệ phòng dịch bệnh chu đáo, không để dịch bệnh xảy ra, dù giống chưa thật tốt, thức ăn dinh dưỡng chưa cao,…cũng chỉ dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, ít có hiệu quả kinh tế.

Vì vậy chăn nuôi an toàn sinh học, để phòng dịch bệnh chủ động cần lưu ý một số điểm sau đây:

– Cần sử dụng vacxin phòng một số bệnh phổ biến, tiêm phòng theo đúng định kỳ cho từng đối tượng lợn.

– Các chuồng sắp nhập lợn vào cần rửa sạch bằng vòi phun nước có áp suất cao. Làm sạch các dụng cụ chăn nuôi như: Máng ăn, uống; đệm lót chuồng (nếu có) sử dụng trong chuồng.

– Vị trí các chuồng sắp đặt sao cho bệnh từ lợn trưởng thành ít xâm nhập vào các đối tượng lợn khác nhất (đặc biệt là lợn con). Không nên đặt các rãnh phân ở dưới nền chuồng.

– Trại càng xa các trại lợn khác càng tốt. Cần có khoảng cách giữa chuồng lợn nái và chuồng lợn con (cai sữa) sẽ giảm rui ro lây lan bệnh.

– Chuồng nhốt lợn con sau cai sữa có nhiều loại tháng tuổi khác nhau, cần quan tâm chăm sóc liên tục cho từng đối tượng lợn khỏe, lợn yếu. Công nhân chăm sóc cần chuyên trách, có áo quần vệ sinh phù hợp.

– Công nhân khi vào làm việc nuôi dưỡng lợn luôn mặc quần áo bảo hộ lao động và đi ủng sạch. Phân công nuôi theo từng đối tượng lợn như: lợn giống, lợn choai, lợn thịt đến xuất chuồng. Không tiếp xúc với đàn lợn khác mà không có nhiệm vụ.

– Không cho những người không có nhiệm vụ vào chuồng, trại nuôi. Khách tham quan phải thực hiện đầy đủ các quy định.

– Kiểm soát chặt chẽ chuột, bọ, ruồi và động vật hoang dã. Phải có dụng cụ chống chuột khi có chuột xuất hiện.

– Xe cộ từ ngoài không được phép vào trại nếu không được vệ sinh sát trùng.

– Gia súc chết phải để ở ngoài trại và phải nhanh chóng chôn sâu, tiêu hủy đúng vệ sinh.

– Các xe trả hàng của trại phải đỗ xa cổng trại là tốt nhất.

– Có hàng rào xung quanh trại để bảo vệ và cách ly người, động vật hoang dã.

– Đàn lợn nhập từ ngoài vào trại phải nhốt ở khu cách ly từ 30 – 60 ngày. Bất cứ cắt giảm một khâu nào về an toàn sinh học của đàn lợn sẽ làm tăng khả năng lây bệnh và mất hiệu quả của việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn.

Minh Thảo

Nguồn tin : Nguồn: T/c Chăn nuôi, 5/2008, tr. 20

vusta.vn thứ sáu, 24/10/2008, 00:00 GMT+7

 Các tin khác:
 

Lần đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế…10/09/2008

 

Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với nâng cao đời sống09/09/2008

 

Trồng thử nghiệm cây VANILLA22/08/2008

 

Tại Huế sẽ có trẻ em được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm29/07/2008

 

Hội thảo hợp tác khoa học và công nghệ21/07/2008

 

Bảo quản trứng gà tươi bằng màng bọc CHITOSAN21/07/2008

 

Sỉa nguồn06/05/2008

 

Một số phương pháp tăng sức đề kháng cho bò11/03/2008

 

Việt Nam có thể trở thành nước xuất khẩu lớn về hoa phong lan24/11/2007