Đáp: Như đã tư vấn cho anh ở chuyên mục trước, việc trồng hoa cúc chậu bán tết cần thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Giai đoạn hiện nay có xuất hiện một số nụ với tỷ lệ thấp là một điều rất bình thường. Để hoa trổ đúng vào dịp tết, cần tiến hành chăm sóc theo những hướng dẫn sau:
Điều tiết sinh trưởng cho hoa cúc ra hoa đúng dịp tết bằng ánh sáng: cần tiến hành ngắt điện thắp sáng trước tết từ 60-65 ngày trước tết, ngắt điện sớm hơn hay muộn còn tùy thuộc vào thời tiết trong 35-40 ngày sắp tới và tình hình sinh trưởng, phát triển của cây.
Tưới nước: Duy trì ẩm độ đất 70-80% để cây sinh trưởng phát triển. Tránh tưới nước lên cây, nụ vào những thời quá lạnh (dưới 15oc).
Bón phân: Bón phân cân đối, kịp thời. Thời kỳ cúc trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Khi cúc đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Lưu ý: Không bón phân lúc sáng sớm khi lá còn ướt sương, không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 giờ đến 9 giờ sáng khi đã ráo sương, bón vào những ngày nắng nhẹ, mát mẽ, ấm ấp. Sau khi bón song cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón nếu bón phân dạng rắn. Kịp thời rửa lá bằng nước sạch sau khi bón phân.
Bấm ngọn, tỉa cành: Thương xuyên bấm cành, tỉa nụ, các nhánh không cần thiết để dinh dưỡng tập trung nuôi nụ hoa, để lại một cành một nụ hoa duy nhất. Chỉ để 01 hoa trên một cành chính, loại bỏ hoàn toàn nụ phụ, để lại nụ chính. Ngắt nụ phải kịp thời nhằm tránh cổ hoa bị cong, tập trung dinh dưỡng để nuôi hoa chính.
Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biệp pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, thường xuyên theo dõi sâu bệnh và phòng trừ kịp thời. Đặc biệt cần chú ý phòng trừ sâu bệnh hại nụ hoa. Đặc biệt là rệp, sâu đục nụ, cuốn lá, bệnh đốm nâu, bệnh do vi khuẩn,..Đối với:
– Rệp: Actara 25 WG, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40 ND
– Sâu xanh hoặc sâu cuốn lá: Pegasus 500DD, Arrivo, Vicidi .
– Bệnh đốm xám lá: Topsin M-70 WP, Score 250 ND, Anvil 5 SC.
– Bệnh đốm vàng: Daconil 500 SC hoặc Altrcol 70 BHN.
– Bệnh đốm nâu: Score 250 ND hoặc Anvil 5 SC, có thể dùng thêm Roval WP.
– Bệnh héo vi khuẩn: Phun Penixilin hoặc Topsin M-70 WP, đồng thời tưới bổ sung kali và Bo lên lá để tăng sức chống bệnh của cây.
Đăng Chung – Hồ Thành
- kỹ thuật nuôi lươn không bùn là gì? có thể áp dụng nuôi hiệu quả ở thừa Thiên Huế không? (Phan Hồng Tuấn, 13/11/2014)
- Hỏi: Nhà tôi nuôi thường xuyên 2-3 lứa lợn thịt trên một năm, mỗi lứa 5-7 con, xin hỏi nên xây hầm biogas với kích cở bao nhiêu là phù hợp, các bước tiến hành xây dựng hầm? (Đoàn văn Chánh, 12/11/2014)
- Hỏi: cây chuối vào mùa mưa bão thường hay bị đổ ngả, mong được tư vấn biện pháp phòng chống đổ ngã cho chuối trong mua mua bão? (Nguyễn Thị Xuyến, 12/11/2014)
- Xin hỏi: Trên cây ngô có những loại sâu bệnh hại chính nào và biện pháp phòng trừ? (Trần Sanh, 12/11/2014)
- ở thi trường, lan được bán rất nhiều, xin hỏi tu vấn làm thế nào để chọn mua hoa lan đẹp? (Hạ Tuyết, 12/11/2014)
- Xin hỏi giống ngô nếp cồn hến của Huế mua ở đâu và kỹ thuật trồng và chăm sóc? (Hoa Lục Bình, 09/11/2014)
- Ở Thừa Thiên Huế có thể trồng được nhưng giống cỏ nào cho trâu bò, mua giống ở đâu? và kỹ thuật trồng như thế nào? (Nguyễn đình Niêm, 09/11/2014)
- Cá trắm bị những đốm đỏ trên thân, ăn ít bơi lờ đờ là bệnh gì, nguyên nhân và cách phòng trị? (Nguyễn Thị Chiểu, 03/11/2014)
- Vườn tiêu nhà tôi có một số trụ tiêu bị chết phần ngọn trên cao của trụ, ban đầu chỉ bị một số cành, đến cả ngọn, quan sát thấy có sợi nấm màu hồng. xin hỏi đó là bệnh gì, cách phòng trị? xin cám ơn. (Võ Sơn, 03/11/2014)
- Tiêu nhà tôi đang ra hoa nhưng bị rung rất nhiều, xin hỏi do nguyên nhân gì và cách khắc phục? (Đình Chư, 03/11/2014)