Sản xuất rau an toàn là giải pháp mang lại lợi ích cho mọi nhà

Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng. Rau cung cấp cho cơ thể những chất cần thiết cho cơ thể và nhu cầu ngày càng tăng. Nhằm đảm bảo nhu cầu của thị trường, vùng chuyên canh rau được hình thành và được sản xuất liên tục trong năm, do đó sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh và thực tế có nhiều loại sâu bệnh đã tỏ ra kháng thuốc. Việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học đã ảnh hưởng đến sức khỏe không những đối với người sản xuất, cũng như người tiêu dùng mà con gây tâm lý hoang man xã hội. Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng rau đại trà, cần tuân theo qui trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Đây là vấn đề hết sức cần thiết. Rau an toàn được hiểu là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn. Đồng thời, rau an toàn được sản xuất từ đất trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng… tất cả đều phải sạch và theo đúng quy trình kỹ thuật GAP (Good Agricultural Practices).

Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng. Rau cung cấp cho cơ thể những chất cần thiết như: Vitamin, các loại muối khoáng, axit hữu cơ, các loại chất thơm, chất xơ…, cho nên rau là cây thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày, nhu cầu ngày càng tăng. Nhằm đảm bảo nhu cầu của thị trường, vùng chuyên canh rau được hình thành và được sản xuất liên tục trong năm, do đó sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh và thực tế có nhiều loại sâu bệnh đã tỏ ra kháng thuốc. Trong một vụ rau, người sản xuất phải phun xịt thuốc hóa học nhiều lần không tuân thủ kỹ thuật. Ngoài thuốc hóa học người sản xuất còn sử dụng nhiều phân bón hóa học nhất là phân đạm đã ảnh hưởng đến sức khỏe không những đối với người sản xuất, cũng như người tiêu dùng mà con gây tâm lý hoang man xã hội. Trước các thông tin về tình trạng trồng rau phun đủ loại thuốc, hoá chất có hại cho sức khoẻ, người tiêu dùng đã tìm đến rau an toàn, rau sạch, rau hữu nhiều hơn. Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng rau đại trà, Quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn là giải pháp sản xuất mang lại lợi ích cho mọi nhà. 

Rau an toàn được hiểu là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn. Đồng thời, rau an toàn được sản xuất từ đất trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng… tất cả đều phải sạch và theo đúng quy trình GAP (Good Agricultural Practices) của Bộ Nông nghiệp và phát Triển nông thôn hiện hành.

Chọn đất: Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của rau. Tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ, hay đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20 – 30cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp, bệnh viện ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200m.

Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Cần sử dụng nước sạch để tưới, nếu không có nước giếng nên sử dụng nước giếng khoan nhất là đối với vùng trồng rau ăn lá, rau gia vị. Nên sử dụng nước ao hồ sông không bị ô nhiễm để tưới. Nước sạch còn dùng để pha các loại thuốc, phân bón lá. Đối với các loại rau cho quả, giai đoạn đầu có thể sử dụng nước bơm từ mương, sông để tưới rãnh.

Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng những cây khỏe mạnh, không có mầm bệnh. Nắm rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống, nếu giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Hạt giống trước khi gieo trồng cần xử lý thuốc sâu, bệnh để hạn chế và phòng trừ sâu bệnh hại sau này.

Phân bón: Toàn bộ phân chuồng được ủ hoai mục và lân hữu cơ vi sinh được dùng để bón lót. Mỗi loại cây cần có chế độ bón và lượng phân bón khác nhau. Thông thường để bón lót cho 1 ha cần từ 5 – 15 tấn phân hữu cơ và 300 kg lân. Lượng phân hóa học tùy thuộc yêu cầu sinh lý của cây trồng. Cần bón cân đối đạm, lân và kali theo qui trình hướng dẫn. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi, phân bắc, nước tiểu để tưới cho cây trồng. Chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh, các loại phân vi lượng. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 60 ngày) cần bón thúc 2 lần; nên kết thúc bón trước thu hoạch 7 – 10 ngày. Các loại rau có thời gian sinh trưởng dài bón thúc 3 – 4 lần, ngưng bón phân hóa học trước thu hoạch 10 – 12 ngày. Có thể sử dụng các loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng ngay khi rau mới bén rễ. Phun 3 – 4 lần tùy loại rau, nồng độ tuân theo hướng dẫn trên bao bì chế phẩm. Ngưng phun trước thu hoạch từ 5 – 7 ngày. Nếu sử dụng phân bón lá thì phải giảm phân hóa học 30 – 40%.

Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm I, II và thuốc không có trong danh mục cho phép sử dụng để phòng trừ sâu hại. Nên sử dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm thảo mộc. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học loại III, IV thì phải chọn thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp và ít độc đối với thiên địch. Ngưng phun thuốc bảo vệ thực vật trước thời gian thu hoạch theo thời gian cách ly cho phép của mỗi loại thuốc (trung bình 10 – 15 ngày). Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), luân canh cây trồng 1 cách hợp lý, sử dụng giống tốt, giống chống chịu sâu bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý, nên bắt sâu bằng tay. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, kiểm tra đồng ruộng để theo dõi, phát hiện sâu bệnh để tập trung phòng trừ sớm.

Thu hoạch: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả không sâu, dị dạng, lá không nhiều vết sâu cắn, không dập nát. Rau rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo rồi cho vào bao, túi sách trước khi mang tiêu thụ. Trên bao bì phải có các thôn tin cơ bản về sản phẩm và có địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Hồ Thành

Người cập nhật: Hồ Thành

Các bài viết khác: