Tác dụng của bản đồ phân vùng nguy cơ sụt đất

  • Bùi Thắng
  • 12-03-2020
  • 173 lượt đọc
Kết quả nghiên cứu

Trong nghiên cứu đánh giá tai biến địa chất nói chung, tai biến sụt đất nói riêng, ngoài nghiên cứu lịch sử – hiện trạng, nhiệm vụ rất quan trọng là nghiên cứu dự báo sự phát sinh và phát triển về mặt không gian và thời gian của tai biến sụt đất (xây dựng bản đồ nguy cơ sụt đất)

     Trong nghiên cứu đánh giá tai biến địa chất nói chung, tai biến sụt đất nói riêng, ngoài nghiên cứu lịch sử – hiện trạng, nhiệm vụ rất quan trọng là nghiên cứu dự báo sự phát sinh và phát triển về mặt không gian và thời gian của tai biến sụt đất (xây dựng bản đồ nguy cơ sụt đất). Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể giúp cho những nhà hoạch định chính sách quy hoạch phát triển bền vững kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường; đặc biệt là có những giải pháp phòng tránh, phòng tránh tai biến một cách có hiệu quả nhất. Xây dựng bản đồ thường được xem vừa là phương pháp nghiên cứu, vừa là phương tiện thể hiện các kết quả nghiên cứu một cách hữu hiệu nhất.

     Các bản đồ dự báo tai biến địa chất phản ánh những dự đoán về sự phát sinh và phát triển của tai biến địa chất trong tương lai cả về mặt không gian và thời gian và các thông số đặc trưng độ nguy hiểm của tai biến địa chất. Bản đồ nguy cơ sụt đất thể hiện việc dự báo sự phát triển trong không gian (trước hết) theo một thông số (cũng có thể một thông số tổng hợp) nào đó trên những đơn vị từ nhỏ nhất mà kỹ thuật bản đồ có thể phản ánh được, phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ. Các đơn vị diện tích lớn nhỏ khác nhau với các cấp độ nguy hiểm khác nhau, phân bố đan xen nhau, nhiều khi rất phức tạp, tuy rằng, nói chung, có quy luật, nhưng phải qua một quá trình phân tích nhất định, trong nhiều trường hợp, rất khó khăn mới nhận ra được. Quá trình phân tích nhận ra quy luật phân bố không gian của tai biến sụt đất và phản ánh quy luật đó trên bản đồ chính là nghiên cứu, phân vùng và xây dựng bản đồ phân vùng tai biến sụt đất. Bản đồ dự báo (hay bản đồ nguy cơ) sụt đất chỉ phản ánh sự phân bố không gian của tai biến sụt đất theo dự báo, còn bản đồ phân vùng dự báo phản ánh quy luật của sự phân bố tai biến sụt đất được dự báo. Bản đồ dự báo tai biến địa chất thường chỉ phản ánh một thông số (hoặc thông số tổng hợp) trên một bình diện, một cấp phân vùng. Thông thường, trong nghiên cứu tai biến địa chất nói chung, sụt đất nói riêng phải dựa vào các bản đồ hiện trạng, bản đồ các yếu tố phát sinh tai biến mà xây dựng bản đồ dự báo (hay bản đồ nguy cơ tai biến), nghĩa là phải trên cơ sở phân tích những bản đồ nói trên để tìm ra quy luật phát triển về mặt không gian mà xây dựng bản đồ nguy cơ tai biến.

     Sụt đất cũng như các tai biến địa chất nói chung tác động đến toàn bộ hoạt động con người trên một vùng rộng lớn; nên các nhà quản lý, hoạch định chính sách phát triển rất quan tâm đến khu vực có nguy cơ sụt đất để đề ra các chính sách và quản lý lãnh thổ hợp lý, hạn chế những thiệt hại về con người và cơ sở hạ tầng. Việc nghiên cứu và từng bước hạn chế tác hại của sụt đất đang là một vấn đề thời sự đối với nhiều quốc gia. Một trong các biện pháp phi công trình trong phòng chống sụt đất là giám sát, cảnh báo và cảnh báo hiện tượng sụt đất. Việc cảnh báo và cảnh báo trước hiện tượng sụt đất trong đó phương tiện chính là bản đồ phân vùng nguy cơ sẽ là một biện pháp rất cần thiết có thể giảm tối đa thiệt hại về người, tài sản và là một công việc có ý nghĩa chính trị, xã hội rất lớn.

     Bản đồ nguy cơ sụt đất là một hình thức biểu thị một cách trực quan và để sử dụng được thuận lợi các kết quả phân tích nguy cơ trong một vùng nào đó. Bản đồ phân vùng nguy cơ có tác dụng:

    – Chỉ ra vùng có khả năng xuất hiện sụt đất với nguy cơ khác nhau trong lưu vực. Điều này rất cần thiết cho các nhà quản lý khi quyết định xử lý tình huống khẩn cấp trong sơ tán dân cư.

    – Là một trong công cụ tạo cơ sở lựa chọn và phối hợp các biện pháp phòng tránh sụt đất.

    – Trợ giúp nhiệm vụ phân vùng quản lý sử dụng đất trong khu vực có nguy cơ sụt đất. Không sử dụng đất cho khu vực dân cư, xây dựng công trình và các hoạt động KTXH khác trong vùng có nguy cơ cao. Do vậy, trong trường hợp này, bản đồ này có thể được gọi là bản đồ cảnh báo quy hoạch.

    – Là công cụ giúp nghiên cứu biện pháp phòng sụt đất trong xây dựng cơ bản. Khi bắt buộc phải chấp nhận việc xây dựng công trình trong vùng có nguy cơ sụt đất và ngập úng thì ngoài biện pháp công trình cần có các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cường sức chịu đựng của công trình đối với sụt đất.

    – Là tài liệu cơ bản để thiết kế các công trình khống chế và sụt đất.

    – Cung cấp các thông tin cảnh báo để người dân trong vùng sụt đất có biện pháp chủ động phòng tránh kịp thời.







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM