Nếu Quý vị có điều gì cần tư vấn về khoa học công nghệ, xin vui lòng đặt câu hỏi tại đây. Vui lòng bấm vào câu hỏi để xem nội dung trả lời.
Tôi muốn trồng hoa cúc bán dịp tết, xin cho biết quy trình trồng hoa cúc và giới thiệu mô hình có thể tham quan.Xin cảm ơn!
Đinh Văn Chung (dinhchunglhh@gmail.com) – 14/05/2014


Trả lời: 

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa cúc

Hoa cúc là một trong những đối tượng cây trồng được chú ý đến trong việc chuyển đổi cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất của nhiều địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoa cúc được trồng quanh năm để phục nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Một số địa phương đang trồng hoa cúc bán tết xin giới thiệu để anh có thể đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm: Hợp tác xã nông Phú Mậu – Phú Vang, Hợp tác xã nông nghiệp Quảng Thọ 2- Quảng Điền, Thủy Vân, Thủy Dương – Hương Thủy,..và anh cần áp dụng quy trình sau:

1. Thời vụ:

            Trồng tháng 8-10 dương lịch cho thu hoạch hoa vào tháng  12, 1. Sử dụng các giống cúc CN 97, vàng Đài Loan, đỏ Ấn Độ, mâm xôi, tím xoáy, móng rồng, vàng Tàu.

2. Chọn đất:

– Cần chọn đất ở nơi có đủ ánh sáng, thông thoáng, không bị cớm nắng, đất cao, tơi xốp,  nhiều mùn, thoát nước.

– Đất trồng được cày sâu, bừa kỹ rồi phơi, lên luống cao 20 – 30cm, có thể đào hốc hoặc rạch luống rồi bón phân lót trước khi trồng từ 10 -12 ngày

3. Cách trồng

Trồng theo hàng ngang luống, trồng xong phải ấn chặt gốc và tướí đẩm xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.  Tưới nước phải nhẹ nhàng, không làm đất, bùn dính lên các lá non, lá gốc, cây dễ bị thối.

4. Lượng phân bón và cách bón: (tính cho 1 sào 500 m2)

Loại phân

Lượng phân (Kg)

Bón lót

Bón thúc (Kg)

Thúc 1

(Phân cành rộ)

Thúc 2

(Cây ra nụ)

Phân chuồng

500-1000

500-1000

 

 

Urê

10

2

4

4

Kaly

5

2

1,5

1,5

Lân super

25

25

 

 

Vôi

20

20

 

 

5. Chăm sóc

* Bấm ngọn

a, Muốn cúc có hoa to:  (CN93, CN 97, CN 98, cúc vàng Đài Loan, cúc tím xoáy), ta không bấm ngọn mà chỉ tỉa bỏ hết các cành nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để một nụ chính trên thân

            b, Muốn cúc có hoa nhiều:  ta phải bấm ngọn cho cây (ngắt 1 đến 2 đốt trên ngọn của thân chính)

– Đối với giống cúc hoa nhỏ (cúc đỏ Ấn Độ, cúc mâm xôi) đường kính  từ 1,5  – 4 cm,  bấm ngọn từ 1-2 lần

            + Bấm lần 1:  sau trồng 15 – 20 ngày khi cây đã hồi phục bộ rễ và bắt đầu phát triển

            + Bấm lần 2: cách lần 1 khoảng 20 – 25 ngày và bấm nhiều lần các cành phụ tỉa bỏ cành nhánh và nụ con ra sau.    

– Các loại cúc chi, cúc hoạ mi thường cắt cả cành có nhiều bông, có thể bấm hoặc không bấm ngọn, tỉa cành tỉa nụ để cho cây sinh trưởng, phát triển tự nhiên.

* Tưới nước

Cúc chịu hạn hơn chịu úng, nên phải trồng cúc ở những nơi cao thoát nước, tránh nơi úng, thấp và ứ nước

* Vun xới, làm cọc dàn

– Xới đất, vun gốc kết hợp với việc làm cỏ sau khi bấm ngọn lần 1,

– Khi cây đã lớn, sau bấm ngọn lần 2, cây đã phân cành nhánh mạnh nên hạn chế việc xới đất, nhổ cỏ, vun gốc, tỉa các cành già xung quanh.   Không nên vun gốc quá cao vì sẽ làm phát sinh nhiều mắt rễ, khiến gốc xù xì thân không đẹp, ảnh hưởng đến chất lượng cành mang hoa

– Cắm cọc đỡ cho cây khỏi đổ. Nếu hoa nhiều, đường kính tán rộng, tuỳ sức sinh trưởng, phát triển của cây để cắm từ 1 -3 vè rồi dùng dây mềm ràng nhẹ xung quanh cả khóm để không làm gãy cành, dập hoa. Có  thể làm dàn lưới để đỡ hoa mọc thẳng, đều, đẹp. Lưới có thể bằng thép nhỏ hay bằng lưới nilon

* Tỉa cành, bấm nụ:

–   Sau khi bấm ngọn và định các cành/ cây ta cần phải bấm, tỉa bỏ hết các cành và nụ ra sau

– Tỉa bỏ nhánh không cần thiết khoảng 7 – 9 lần/vụ; mỗi cành hoa cũng phát sinh rất nhiều nụ nên cũng cần phải tỉa bớt các nụ xung quanh nụ chính để cho các hoa ra to, đều có màu sắc đẹp

* Bọc kín hoa

Dùng giấy trắng mờ, dai, không thấm nước làm bao che.  Đặt bao che lên hoa khi nụ vừa mới hé nở. Bao che phải đặt sao cho đáy hoa không chạm vào mặt hoa và nước mưa, nước tưới phải dễ thoát, không đọng trên bao che.

6. Sâu bệnh:

* Bệnh hại: Trên hoa cúc thường xuất hiện các loại bệnh sau: Bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, bệnh gĩ sắt, bệnh đốm vòng, bệnh lỡ cổ rễ, bệnh thối gốc trắng, bệnh héo vi khuẩn.

* Biện pháp phòng trừ:

Lựa chọn giống kháng bệnh, luân canh với cây họ hoà thảo hoặc với cây trồng cạn khác họ. Bón phân cân đối hợp lý, thường xuyên tỉa bỏ lá già, lá bệnh, nhổ bỏ cây bệnh đem đốt hoặc tiêu huỷ. Tiêu diệt côn trùng môi giới gây bệnh, xới xáo kịp thời không tạo các vết thương xây xát để tạo điều kiện cho vi sanh vật gây bệnh xâm hại. sau khi thu hoạch phải thu gom tàn dư thân, lá, hoa bị bệnhở vườn ươm hoặc vườn sản xuất đem đốt hoặc chôn sâu trong đất.

Khi bệnh phát sinh cần phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc hoá học ( chú ý nên sử dụng các loại thuốc chọn lọc ít độc hại ) như: Score 250 ND, Anvil 5SC, Alite 80NP, Ridomil MZ72WB.

* Sâu hại: Trên hoa cúc thường xuất hiện các loại sâu hại sau: Sâu Khoang, sâu xanh ăn lá, sâu Xám… Sữ dụng Sumicidin20EC, Karate2,5EC, Pegasus500 DD…Phòng trừ sẽ có hiệu quả.

Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh kịp thời. /.

Chúc anh thành công./.

Đăng Chung-Hồ Thanh

 

Các bài viết khác: