Thể lệ giải thưởng 2005

THỂ LỆ

GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2005

Điều 1: MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

1. Giải thưởng được xét trao tặng cho các tác giả, nhóm tác giả có những công trình khoa học, công nghệ có giá trị khoa học, kinh tế – xã hội lớn, được thực hiện trên địa bàn tỉnh.

2. Giải thưởng nhằm khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống.

3. Giải thưởng nhằm tôn vinh các nhà khoa học, công nghệ, các tổ chức, cá nhân có đóng góp nổi bật cho khoa học, công nghệ.

4. Qua Giải thưởng sẽ tuyển chọn các công trình khoa học, công nghệ tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2005 (VIFOTEC).

Điều 2: CÆ QUAN TỔ CHỨC

Giải thưởng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn lao động tỉnh, tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số sở, ban, ngành hữu quan, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh là cơ quan thường trực của Giải thưởng.

Điều 3: LĨNH VỰC DỰ GIẢI THƯỞNG

1. Công nghệ thông tin và viễn thông,

2. Cơ khí và tự động hoá,

3. Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống,

4. Công nghệ vật liệu mới,

5. Công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.

6. Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn..

Điều 4: ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Mọi tác giả hoặc đồng tác giả có các công trình khoa học và công nghệ được nghiên cứu, áp dụng trên địa bàn tỉnh phù hợp với các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, điều 5 của bản thể lệ này đều có thể tham gia Giải thưởng.

Điều 5: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

1. Công trình có tính sáng tạo, lần đầu tiên được áp dụng trong tỉnh, đạt hiệu quả khoa học, kinh tế – xã hội cao và thời gian qua chưa được trao Giải thưởng Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I năm 2003, chưa được trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học cồng nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2004 và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam .

2. Công trình đã được Hội đồng khoa học từ cấp tỉnh trở lên nghiệm thu đánh giá loại khá trở lên.

3. Ưu tiên xét giải thưởng đối với các công trình khoa học, công nghệ được áp dụng mang lại hiệu quả cao ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. Khuyến khích các tác giả và đồng tác giả trẻ tham gia vào các công trình khoa học, công nghệ được áp dụng vào thực tế và đời sống mang lại hiệu quả cao.

Điều 6: HỒ SÆ THAM DỰ GIẢI (Trình bày trên khổ giấy A4)

Hồ sơ công trình khoa học dự giải được coi là hợp lệ nếu nội dung công trình dự thi thuộc các lĩnh vực ghi tại điều 3 của bản Thể lệ này, bao gồm:

1. Đơn theo mẫu quy định của Ban Tổ chức.

2. Bản tóm tắt giới thiệu công trình và bản toàn văn công trình.

3. Bản nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học như quy định ở khoản 2, điều 5 của bản thể lệ này. Nếu là bản sao phải có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc xác nhận của công chứng nhà nước.

4. Danh sách các đồng tác giả và thoả thuận về phần đóng góp có xác nhận của cơ quan chủ quản nếu công trình có 2 người trở lên.

5. Các tài liệu khác (nếu có) như Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích liên quan đến công trình tham dự, xác nhận, nhận xét, đánh giá của các đơn vị áp dụng công trình về hiệu quả đạt được do việc áp dụng nó mang lại.

Điều 7: NỘP, NHẬN HỒ SÆ

1. Hồ sơ dự giải đựng trong phong bì dán kín có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, số 26 đường Hà nội, thành phố Huế.

2. Thời hạn nộp hồ sơ dự thi đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2005, nếu quá thời hạn trên sẽ không được xem xét.

3. Hồ sơ dự thi sẽ được tiếp nhận, xem xét, lưu trữ như tài liệu mật cho tới ngày công bố kết quả.

Điều 8: ĐÁNH GIÁ

Chương trình dự giải được Hội đồng Giám khảo xem xét, đánh giá. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm từng tiêu chuẩn theo thang điểm do Ban Chỉ đạo quy định.

Điều 9: GIẢI THƯỞNG

Giải Nhất 5.000.000 đồng

Giải Nhì 3.000.000 đồng

Giải Ba 2.000.000 đồng

Giải Khuyến khích 1.000.000 đồng.

Quy chế chi thưởng do Ban Chỉ đạo quy định.

Trên cơ sở kết quả đánh giá của Hội đồng giám khảo, Ban Tổ chức xem xét trình Ban Chỉ đạo quyết định về việc trao giải thưởng.

Các công trình khoa học, công nghệ đoạt giải còn được tuyển chọn tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2005.

Điều 10: BAN CHỈ ĐẠO, BAN TỔ CHỨC VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO

1. Ban Chỉ đạo Giải thưởng do UBND tỉnh quyết định thành lập. Ban Chỉ đạo gồm các thành viên sau đây: một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh làm Phó ban – Thường trực; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Phó ban; các ủy viên gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Liên đoàn Lao động tỉnh, tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh và Đại học Huế.

2. Ban Tổ chức Giải thưởng gồm cán bộ, chuyên viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện và thành phố Huế, một số cơ quan trung ương đóng trên địa bàn do Trưởng ban Chỉ đạo Giải thưởng ra quyết định thành lập, có trách nhiệm giúp cho Ban Chỉ đạo trong việc tổ chức giải thưởng.

3. Hội đồng giám khảo do Ban Chỉ đạo Giải thưởng quyết định thành lập bao gồm những chuyên gia đầu ngành theo từng lĩnh vực để để xem xét, đánh giá các công trình tham gia Giải thưởng. Thành viên Hội đồng giám khảo phải là những người không có công trình khoa học, công nghệ tham gia Giải thưởng.

4. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh là cơ quan thường trực của Giải thưởng chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo Giải thưởng quy định, bao gồm: Lập kế hoạch triển khai Giải thưởng, tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia Giải thưởng, tiếp nhận hồ sơ, dự trù kinh phí và báo cáo thanh quyết toán. Tổ chức việc xét duyệt Giải thưởng, lễ trao Giải thưởng, tổ chức phòng trưng bày Giải thưởng và hội thảo tổng kết ứng dụng các công trình đoạt giải thưởng vào sản xuất và đời sống. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền và hỗ trợ việc áp dụng các công trình đoạt giải vào sản xuất và đời sống.

Điều 11: TÀI CHÍNH

1. Các nguồn kinh phí dành cho Giải thưởng:

a. Đóng góp của xã hội:

Trước mắt là kinh phí do các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp tài trợ.

Lâu dài sẽ thành lập Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp dự thảo trình UBND tỉnh phê duyệt.

b. Nguồn ngân sách tỉnh bổ sung thêm.

2. Kinh phí Giải thưởng được chi cho các mục đích:

a. Các hoạt động triển khai Giải thưởng:

– In ấn tài liệu, panô, áp phích và tổ chức tuyên truyền…

– Tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng.

– Hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có công trình tham gia Giải thưởng.

– Thuê mặt bằng trình bày các sản phẩm tham gia Giải thưởng.

– Hội thảo khoa học giới thiệu sản phẩm tham gia Giải thưởng.

– Giám định các công trình tham gia Giải thưởng.

– Chi phí tổ chức chấm thi.

– Hỗ trợ việc hoàn thiện sản phẩm dự Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2005.

– Lễ trao Giải thưởng.

– Chi khác (bưu chính, văn phòng phẩm, phim ảnh tư liệu, in ấn, công tác tổ chức…).

b. Chi thưởng.

Điều 12: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Bản Thể lệ này đã được Ban Chỉ đạo xem xét, thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu điểm nào chưa hợp lý thì Ban Tổ chức tổng hợp trình Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

BAN CHỈ ĐẠO GIẢI THƯỞNG

Người cập nhật:  

Các bài viết khác: