Thời vụ cây trồng ở Thừa Thiên Huế một số vấn đề cần quan tâm

Trong sản xuất nông nghiệp thời vụ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để sản xuất các loại cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Do vậy, nhân dân ta đã có câu: “ nhất thì – nhì thục” để quan tâm đến thời vụ hoặc nếu gieo cấy lúa để trổ không đúng thời vụ mất mùa, người ta có câu“ Con đói thì ăn môn ăn khoai, chớ thấy lúa trổ giêng hai mà mừng ”.

Mỗi một loại cây trồng sinh trưởng phát triển thích hợp với một điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…khác nhau; các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau thì bố trí thời vụ gieo khác nhau… Do đó tùy theo điều kiện khí hậu thời tiết của mỗi một vùng, mỗi một địa phương để bố trí thời gian sản xuất, cơ cấu hợp lý để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kện đất đai, tập quán canh tác, tránh né được thiên tai, dịch bệnh…

Với điều kiện khí hậu thời tiết tỉnh ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 1-2 năm sau, trong mùa mưa, đầu vụ lượng mưa lớn, thường gây ra lũ lụt vào tháng 10, tháng 11, giữa vụ và cuối vụ  nhiệt độ hạ thấp đồng thời kèm theo gió mùa đông bắc hoạt động …

 Mùa khô từ tháng 2-3 đến tháng 8-9 là mùa nắng hạn, lượng mưa ít, có gió tây nam khô nóng, ẩm độ không khí thấp, thường xảy ra vào  tháng 7, 8 ảnh hưởng trực tiếp đế sự sinh trưởng phát triển của cây trồng .

Vì vậy, thời vụ đối với các cây trồng như cây ăn quả, cây công nghiệp ( Cao su, Cà phê) cây lâm nghiệp… ở vùng gò đồi, vùng núi thường bố trí trồng vào đầu và giữa mùa mưa ( tháng 9- tháng 12); vùng đồng bằng bố trí vào giữa và cuối mùa mưa khi hết lũ lụt ( cuối tháng 11- tháng 12).

 Đối với các cây hàng năm được bố trí chủ yếu trong 2 vụ, vụ Đông Xuân từ tháng 12 đến tháng 5, vụ Hè Thu từ tháng 5 đến đầu tháng 9, sản xuất vụ Đông chủ yếu trồng rau, hoa với quy mô diện tích hạn hẹp.

Ngoài các yếu tố khí hậu trên, Thừa Thiên Huế còn chịu ảnh hưởng rất lớn của bão, áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào các tháng 8,9,10,11 trùng vào những tháng có lượng mưa lớn, gây lũ lụt. Do đó, cần hạn chế  bố trí gieo trồng cây hàng năm để phòng tránh thiên tai, hạn chế thiệt hại trong sản xuất.

               Nhìn chung điều kiện thời tiết tương đối phù hợp để đa dạng hoá các loại cây trồng tuỳ theo mùa vụ, nhất là vụ Đông Xuân rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển và đây là vụ các cây trồng ngắn ngày cho năng suất và sản lượng cao.  

Tuy nhiên vụ Đông Xuân thường có gió mùa Đông Bắc gây mưa rét, có năm rét muộn ảnh hưởng đến thời kỳ lúa trổ. Cho nên tùy theo thời gian sinh trưởng của các giống lúa, người ta thường bố trí cho lúa trổ vào thời gian an toàn nhất, thường vào tiết Thanh Minh (5/4) đến tiết Cốc Vũ ( 20/4)  Do vậy, nhân dân có câu: “ Lúa trổ Thanh Minh thì vinh cả xã. Lúa trổ Cốc Vũ no đủ nọi bề…”.

Để sản xuất vụ Đông Xuân thắng lợi, đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, cần bố trí hợp lý nhóm giống dài, trung ngày, ngắn ngày trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất để bố trí rãi vụ,  cơ cấu tỷ lệ hợp lý giữa nhóm giống lúa dài ngày, trung ngày như các giống NN4B, X21, Xi23,… chiếm 20-25%, nhóm ngắn ngày và cực ngắn như các giống Khang dân, HT1, XT27, TH5,  Iri352, PC6, QR1,… chiếm  75-80% tổng diện tích gieo cấy. Các giống QR1, PC6… có ưu thế là thời gian sinh trưởng ngắn, có thể bố trí trên các diện tích gieo cấy muộn để đảm bảo thời vụ.

Thời vụ cụ thể của các giống lúa vụ Đông Xuân bố trí như sau:

 

Giống lúa

TGST

(ngày)

Ngày gieo cấy

Ngày trổ

Ngày thu hoạch

Gieo mạ

Gieo sạ

Cấy

I. Nhóm giống dài ngày

NN4B

155±5

5-15/12

15 – 30/12

5-20/1

10-25/4

10-25/5

II. Nhóm giống trung ngày

Xi23, X21,  13/2

145±5

15-20/12

25/12-5/1

15-20/1

10-20/4

10-20/5

IR38

140±5

20-25/12

30/12-10/1

20-25/1

10-20/4

10-20/5

III. Nhóm giống ngắn ngày

Lúa lai, XT27, BT7,…

125±5

05-10/1

15/1-20/1

01-05/2

10-25/4

10-25/5

Khang dân, IRi 352 HT1, HN6, DT39, DV108.

120±5

10-20/1

20/1-5/2

05-15/2

10-25/4

10-25/5

TH5,T9-21,PC6,QR1

115±5

15-20/1

25/1-5/2

10-15/2

10-25/4

10-20/5

               

Đối với cây màu, cây công nghiệp, cây ăn quả vụ Đông Xuân bố trí như sau:

Số

TT

Cây trồng

Giống chủ yếu

Thời vụ trồng

1

Khoai lang

Các loại

5/11- 5/1

2

Ngô

Ngô lai, Nếp nù, ngô địa phương…

5/12- 15/2

3

Sắn

KM94, Ba trăng…

Đất đồi: Tháng 12-tháng 3; đất cát: Tháng 11 – tháng 2

4

Lạc

Giấy, DùTN, L14, L18,

Đất cát: trồng từ 20/12 đến 20/1, đất thịt trồng từ 20/1 đến 10/2

5

Đậu đỗ

Đậu đỗ các loại

20/1 – 20/2

 

Vụ Hè thu thường ít mưa, có nhiều ánh sáng, nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi  lớn, ẩm độ không khí thấp, thường gây hạn cho cây trồng. Vì vậy việc bố trí mùa vụ sản xuất cho cây trồng hàng năm hết sức chặt chẽ và cần kết thúc trước mùa mưa lũ vào đầu tháng 9 .

Để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra nhất là do lũ lụt cuối vụ, các địa phương cần phải bố trí  thời vụ gieo cấy hợp lý cho từng vùng, từng chân đất, đảm bảo thu hoạch dứt điểm vụ Hè Thu trước ngày 02 tháng 9.

  Thời vụ cụ thể đối với cây lúa vụ Hè Thu:

STT

                  Diễn giải

 

Nhóm giống

Thời gian

sinh trưởng (ngày ± 5)

Thời gian gieo cấy

Thời gian thu hoạch

Cấy

Sạ

Gieo mạ

Gieo sạ

Cấy

1

– NÕp IRi 352, HT1,

105

100

5-15/5

10-20/5

25/5-05/6

20-30/8

2

–  K/d©n,  §V108,…

100

95

5-20/5

10-25/5

25/5-10/6

15-30/8

3

– TH5, T92-1, PC6, QR1,…

95

90

15-25/5

20-30/5

5-15/6

20-30/8

 

 Đối với cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả:

STT

Cây trồng

Giống chủ yếu

Thời vụ

1

Khoai lang

Các loại

15/4-30/5

2

Ngô

Ngô lai, Nếp nù,..

05/4-30/5

3

Lạc, đậu đỗ

Dù TN, MD7, L14, L18,…

05/4-25/5

4

Dưa các loại

Dưa hấu (Sugar Baby, Hắc mỹ nhân…), dưa chuột, dưa gang,…

05/4 -30/5

5

Rau các loại

Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả

05/4-20/9

6

Cây ăn quả

Thanh trà, Bưởi, Cam, Xoài,…

20/11-05/02 năm sau

7

Càphê

 

Tháng 9-11

8

Cao su

 

Tháng 10-11

Trên đây là một số vấn đề về thời vụ và định hướng cơ cấu giồng của một số loại cây trồng chính trong sản xuất. Đề nghị bà con nông dân, các địa phương tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng để bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lý nhằm đạt năng suất, sản lượng cao, sản xuất có hiệu quả./.

                                                                     Trần Quang Phước

                                                           Trưởng phòng Trồng trọt- Chăn nuôi

                                                                       Sở Nông nghiệp &PTNT Thừa Thiên Huế

Người cập nhật: Đinh Văn Chung

Các bài viết khác: