Đáp: Chuối tiêu hồng là một giống chuối có chất lượng và năng suất cao, được thị trường ưa chuộng. kỹ thuạt trồng và chăm sóc không quá khó, tương tư như loại chuối tiêu (Già lùn) ở Thừa Thiên Huế đang trồng. Sau đây là một số vấn đề kỹ thuật cần chú ý khi trồng chuối tiêu hồng
1. Chuẩn bị đất :
– Chọn khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp đối với cây chuối. tập trung, ít gió
– Chọn đất tơi xốp, thoáng khí, tiêu nước và giữ ẩm, tầng canh tác dày, mạch nước ngầm cách mặt đất trên 60 cm, hàm lượng mùn trên 2%, độ pH 5-7.
* Làm đất
Đất bằng, vụ trước trồng cây khác cần được cày và bừa 2-3 lần đến độ sâu 0,5 m rồi cày lật thành từng luống.
* Mật độ trồng
Chuối có thể trồng ở những mật độ rất khác nhau, từ 100-110 cây/500m2.Khoảng cách hay mật độ trồng chuối được xác định tuỳ thuộc các yếu tố sau:
– Độ màu mỡ của đất: Đất càng tốt thì khoảng cách trồng càng rộng và mật độ trồng càng thấp. Đối với mỗi loại đất cụ thể cần dựa vào kinh nghiệm hoặc dựa vào kết quả nghiên cứu thử nghiệm.
– Khí hậu thời tiết và nguồn nước tưới: Những vùng có nhiệt độ càng cao thì khoảng cách trồng càng rộng. Có thể trồng dày hơn ở những nơi chủ động tưới.
– Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế tuỳ thuộc vào năng suất, yêu cầu về độ lớn buồng và chiều dài quả. Mật độ trồng dày có thể làm tăng năng suất nhưng lại làm giảm khối lượng buồng và độ lớn quả. Đối với tiêu thụ trong nước và chợ địa phương thì điều đó không phải là vấn đề trầm trọng. Tuy nhiên, để xuất khẩu thì tỷ lệ quả đạt kích thước lớn càng cao thì càng mang lại nhiều lợi nhuận.
– Mật độ trồng dày sẽ kéo dài thời gian cây chuối trỗ buồng và làm chậm thời gian buồng chuối đẫy quả. Trồng quá dày còn làm cho buồng chuối rất khác biệt về kích thước buồng do cạnh tranh về ánh sáng và các nguồn cung cấp khác. Sự không đồng nhất về kích thước buồng tất yếu dẫn đến giá thành sản xuất tăng do phải tăng chi phí phun thuốc, bao buồng và thu hoạch… Hơn nữa, trồng quá dày còn làm giảm tỷ lệ quả tròn căng và thời gian bảo quản quả.
– Trồng dày còn làm chậm sự phát triển của chồi bên. Ở những mật độ trồng cao rất khó lựa chọn những chồi bên ở những vị trí thích hợp cho vụ sau. Chồi bên của vụ trước phát triển không đồng đều dẫn đến vụ sau trỗ buồng không tập trung.
– Trồng quá dày còn làm tăng tỷ lệ bệnh đốm lá do làm giảm hiệu quả của việc phun các loại thuốc trừ nấm, bộ lá chậm khô ráo vì kém thoáng khí.
– Tuy nhiên, mật độ trồng cao sẽ làm tăng độ che phủ và trên đất dốc có tác dụng làm giảm xói mòn đất.
2. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước (do mưa hoặc tưới) và vật liệu trồng. Nên trồng vào đầu mùa mưa để tận dụng thời gian cây chuối sinh trưởng trong điều kiện đủ ẩm. Ở những nơi không có khả năng tưới, không nên trồng muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô tới. Cũng cần chú ý lập kế hoạch trồng sao cho thời kỳ thu hoạch không trùng với mùa mưa bão.
Thời vụ trồng còn được xác định bởi thời gian dự kiến thu hoạch. Thông thường, thời gian từ trồng đến thu hoạch khoảng 11-12 tháng.
* Chuẩn bị hố trồng
Kích thước hố 40 cm x 40 cm x 40 cm. Khi đào hố cần để riêng lớp đất mặt và lớp đất cái. Bón phân vào đáy hố, lấp phân bằng đất mặt, đặt cây rồi lấp bằng đất cái. Theo cách đó, bộ rế của cây con không bị ảnh hưởng phân và dinh dưỡng của lớp đất mặt được sử dụng hoàn toàn. Thông thường, phân lót được bón sớm ngay sau khi thiết kế vườn trồng.
3. Trồng cây
Tốt nhất là nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới đủ nước cho cây trước khi trồng. Vận chuyển cây ra ruộng, đặt mỗi cây bên cạnh một hố đã chuẩn bị sẵn.
Để tránh bộ rễ bị tổn thương, phần đáy của túi bầu cần được xé bỏ trước. Đặt cây vào hố rồi lấp một phần đất để cây đứng vững sau đó nhẹ nhàng lột túi bầu bằng cách rút lên. Cuối cùng lấp hết phần đất còn lại
4. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc
– Trồng dặm: Sau trồng 15 ngày cây nào chết thì trồng dặm. Khi trồng dặm lấy cây tương đương trong vườn, không trồng cây lớn hoặc bé hơn.
– Làm cỏ: Sau trồng 30 45 ngày thì làm cỏ, làm cỏ là việc làm quanh năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.
– Tưới nước: Chuối là cây cần nhiều nước. Tuỳ thuộc vào địa điểm và mùa vụ, cây chuối yêu cầu lượng mưa 80-200 mm/tháng. Duy trì độ ẩm đất 70-80%.
– Bón phân🙁 lượng bón/cây)
– Lần1: Sau trồng 1 tháng: Bón 0,15 kg ure+ 0,5 kg lân Super+ 0,4 kg kaliclorua
-Lần2: Sau trồng :3-4 tháng bón 0,25kg đạm ure.
Bón thúc trái :
– Lần1:Sau trồng 6-7 tháng chuối bắt đầu trổ buồng bón 0,08 kg ure+ 0,05 kg kali
–Lần2: ( chuối đã trổ buồng 80-90%) Bón 0,07 kg ure + 0,05 kg kali
– Che tủ gốc: Che tủ đất bằng chất hữu cơ như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, lá và bẹ chuối khô… Những chất này rất dễ phân huỷ và là nguồn bổ sung hữu cơ quan trọng cho đất, có tác dụng cải thiện kết cấu cũng như là khả năng giữ và thoát nước của đất.
* Những điểm lưu ý khi che tủ đất
– Chỉ tiến hành che tủ khi đất đã được làm sạch cỏ và khi cây chuối đã ra được 2-3 lá mới.
– Không che tủ kín thân cây.
– Che tủ hết bề rộng của bộ rễ.
– Tỉa chồi: Thông thường chỉ để 1- 2 chồi cho vụ sau. Các chồi khác phải bỏ đi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng. Tỉa chồi là kỹ thuật lựa chọn những chồi khỏe mạnh nhất, ở những vị trí thích hợp nhất.
5. Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch khi trái tròn mình, đạt độ chín kỹ thuật. Bảo quản chuối ở nơi thoáng mát.
Minh Đưc – Hồ Thành
- Em rất thích hoa hồng và nhà em cũng có trồng một ít hoa hồng đem từ đà lạt về, em muốn nhân giống để trồng, vậy làm thế nào để nhân được giống hoa hồng từ các cây hoa em đang trồng?. xin cám ơn. (Nguyễn Đức Chinh, 06/09/2014)
- Xin diễn đàn tư vấn giúp vì sao bóng đèn khí sinh học hay bị rung mạng và cách hạn chế? xin cam ơn. (nongdanhuongtra, 06/09/2014)
- Xin hỏi: Hiện nay người ta đã sản xuất được những chế phẩm có nguồn gốc sinh học nào và đã được ứng dụng như thế nào trong nông nghiệp? xin cám ơn. (Phạm Hữu Hùng, Phú Thanh, Phú Vang, 21/08/2014)
- Hỏi: trong thời gian qua, tôi thấy nhieu địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trồng hành lá rất hiệu quả. xin hỏi: người trồng hành lá cần chú ý điều gì về kỹ thuật trồng và chăm sóc trong qua trinh sản xuất. xin cám ơn (nongdantronghanh, 21/08/2014)
- Hỏi: Xin hỏi các nhà khoa học có cách nào để sử dụng rơm rạ hợp lý, hiệu quả mà không cần phải đốt? (Phan Phuoc, Quảng Điền) (Phan Phuoc , 18/08/2014)
- Hỏi: Tôi muốn trồng hoa cúc chậu để bán tết nhưng chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc như thế nào?. vậy mong diễn đàn chia sẽ(nguyen dinh vinh- Phu Xuan – Phu Vang) (nguyen dinh vinh- Phu Xuan – Phu Vang, 13/08/2014)
- Hỏi: Gia đình tôi có trồng hoa cúc giống vàng hè vụ Xuân – Hè, sau khi trồng khoảng1,5 tháng lá bị sần sùi như da cóc, ban đầu xuất hiện những đốm trắng nhỏ ở mặt dưới của lá non, chuyển dần sang màu nâu xám. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp phòng trừ? (Võ Thoằng – Hương Hồ, Hương Trà) (Võ Thoằng – Hương Hồ, Hương Trà, 05/08/2014)
- kỹ thuật chăm sóc quất chín vào tết
(Đinh Chung, 05/08/2014) - Hỏi: Tôi đang có định hướng tìm hiểu, nghiên cứu về cây mướp đắng nhưng chưa biết nhiều về loài cây này, nên muốn được tìm hiểu một số mô hình trồng mướp đắng ở Huế. Vậy kính mong diễn đàn có thể cung cấp thêm một số thông tin và một số địa chỉ trồng mướp đắng? (pham ha- hoc viên cao học sư phạm Huế) (pham ha, 26/06/2014)
- Hỏi: Tôi lần đầu tiên nuôi ếch (bể xi măng), chưa có kinh nghiệm. Vậy, tôi xin hỏi quy trình nuôi cụ thể về cách nuôi từ khi con giống mới mua về đến lúc thu hoạch. (Tranquangtoan) (tranquangtoan, 17/06/2014)