Tiến sĩ Phan Thanh Hải – Người tâm huyết với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế

  • Đinh Văn Chung
  • 23-05-2018
  • 881 lượt đọc
Diễn đàn trí thức

TS. Phan Thanh Hải là một trong 17 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II, năm 2018 vừa được tôn vinh. là người đã giành hết tâm huyết cho việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong bảo tồn di sản văn hóa Huế, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế trở thành “Một điểm đến 5 di sản”.

TS. Phan Thanh Hải là một trong 17 trí thức KHCN tiêu biểu năm 2018

Ông hiện là ủy viên Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Với cương vị là Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, TS. Phan Thanh Hải đã có những đóng góp cho việc bảo tôn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trên mãnh đất Cố đô, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Vừa là người quản lý, vừa là nhà nghiên cứu khoa học, TS. Phan Thanh Hải đã cùng với đội ngũ nghiên cứu khoa học của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khẳng định được vị thế về công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo tồn di tích; đóng góp sự trưởng thành của đội ngũ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của Trung tâm đã thật sự đảm đương, gánh vác được nhiệm vụ bảo tồn, trùng tu di tích trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học đã thể hiện vai trò tham gia tư vấn khoa học và giám sát các dự án tu bổ di tích, tham gia thẩm định các dự án, các đề tài nghiên cứu khoa học của các đơn vị tư vấn và của các phòng ban đơn vị như: Dự án trùng tu lăng Đồng Khánh, dự án trùng tu Hiển Đức Môn – lăng Minh Mạng, Lầu Tứ Phương Vô Sự, các cổng Kinh Thành, dự án hồ sơ Thái Bình Cổ Nhạc,…

TS. Phan Thanh Hải chia sẻ: Với trách nhiệm Giám đốc Trung tâm được phân công trực tiếp chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học và hướng dẫn, công tác bảo tàng, công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể, bản thân luôn cố gắng bám sát tình hình thực tế và có sự chỉ đạo kịp thời và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bản thân đã chỉ đạo triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về lễ hội Cung đình, Âm nhạc Cung đình,…tổ chức biểu diễn, quảng bá hình ảnh của văn hóa Huế trên trường quốc tế, về văn hóa phi vật thể, văn hóa vật thể của Quần thể kiến trúc nghệ thuật Cố đô Huế, là 02 di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa thế giới” và Huế trở thành “Một điểm đến 5 di sản”, đó là: Quần thể di tích cố đô Huế (1993- di sản vật thể); Nhã nhạc- âm nhạc cung đình Việt Nam (2003- di sản phi vật thể); Mộc bản triều Nguyễn (2009- di sản tư liệu); Châu bản triều Nguyễn (2014-di sản tư liệu); và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016- di sản tư liệu).

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và kết quả triển khai áp dụng mang đã lại hiệu quả của TS. Phan Thanh Hải có thể kể đến đó là: đề tài Hồ sơ di tích Phủ Nội Vụ; Khảo cổ học di tích Vườn Thiệu Phương; Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý bảo tồn di tích lăng Minh mạng; Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý lễ hội cung đình Huế; Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lần Tàng thơ; Thơ văn kiến trúc cung đình Huế và nhiều công trình nghiên cứu khác đang được triển khai ứng dụng tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Những công trình nghiên này đã trao 01 giải nhất, 01 giải Nhì và 01 giải Ba Giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ tỉnh năm 2014, 2016 và Giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2017

Với những cống hiến của mình, TS. Phan Thanh Hải đã được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, UBND tỉnh tặng bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý động viên khác.

Trí Huế







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM