Nguồn gốc phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường trong khai thác và chế biến đá xây dựng

  • Bùi Thắng
  • 17-07-2020
  • 818 lượt đọc
Kết quả nghiên cứu

Nguồn gốc phát sinh tác động các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và sản xuất chế biến đá xây dựng chủ yếu là các tác động có nguồn gốc liên quan đến chất thải.

1. Nguồn gốc gây ô nhiễm khi xây dựng cơ bản

     Trong quá trình mở mỏ, các nguồn gây ô nhiễm không khí và chất ô nhiễm như bảng 1.    

     Bảng 1

2. Giai đoạn khai thác mỏ và sản xuất bình thường

     – Các nguồn tác động

     Trong quá trình khai thác mỏ, chất ô nhiễm chủ yếu là bụi và khí độc, chất thải rắn, nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Bụi, khí độc phát sinh từ khâu khoan nổ mìn, xúc bốc đất đá, vận chuyển, chế biến. Chất thải rắn, nước thải công nghiệp và sinh hoạt được thải vào môi trường do thải đất đá, do phát tán trong quá trình khai thác, do sinh hoạt của cán bộ công nhân mỏ. Quá trình khai thác đá và chế biến sinh ra các nguồn chất thải và hóa chất như bảng 2.

     Bảng 2

     – Các nguồn gây ô nhiễm nước

     Các nguồn gây ô nhiễm nước như bảng 3

     Bảng 3

     Như­ vậy, trong khai thác, nguồn có thể gây ô nhiễm nước là nước mưa chảy tràn, nước thải rửa xe và nước thải sinh hoạt ở khai trường.

     – Đặc trư­ng của nguồn ô nhiễm nước mặt trong sản xuất

     + Nước mưa chảy tràn

     Trong quá trình khai thác đá tại mỏ, nước mưa chảy tràn có đặc điểm:

     Nước mưa chảy tràn xuất hiện vào các thời điểm có mưa trong năm. Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn từ khu vực bãi thải rắn, nước trong lò chảy ra và các công trình mặt bằng mỏ cuốn theo các chất thải công nghiệp, các chất rắn lơ lửng và dầu mỡ. Chúng là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Nước mưa chảy tràn sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt. So với nước thải sinh hoạt, nước mưa khá sạch nhưng vì nước mưa chảy tràn qua vùng khai thác, bãi chứa cuốn theo đất đá, hạt cứng lơ lửng, chất cặn bã nên phải có biện pháp xử lý thích hợp. Lượng đất bị cuốn trôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố của bề mặt địa hình, phương pháp khai thác, lượng mưa hàng năm…

     + Nước ngầm

Để tính lượng nước chảy vào mỏ có thể coi khai trường khai thác như một “giếng lớn”. Lượng nước chảy vào mỏ có 2 nguồn chính: Nước mưa rơi trực tiếp xuống mỏ và nước dưới đất chảy vào moong khai thác. Nước ngầm chứa các khoáng chất với lượng nhỏ, chất rắn lơ lửng không đáng kể, BOD5 và COD nhỏ hơn hàm lượng cho phép, do đó khi tính tải lượng ô nhiễm chủ yếu tính cho nước mưa chảy tràn.

     + Nước thải sản xuất

     Nước thải sử dụng trong sản xuất với lượng nước tính toán để cung cấp cho khai thác, chế biến, rửa xe và thiết bị. Trong nước thải rửa xe có chứa dầu mỡ bôi trơn. Ngoài ra, trong nước thải còn chứa một lượng các chất rắn lơ lửng có bản chất là cát, sét.

     – Đặc trư­ng của nguồn ô nhiễm trong sinh hoạt

     + Nước thải sinh hoạt

     Theo tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (nếu không xử lý) sẽ là:

Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm, mg/l
BOD5 450-550
COD 720-1.020
SS 700-1.500
Tổng N 60-120
Amôniac 24-28
Vi sinh vật MPN/100 ml
Tổng Coliform 10^6-10^9
Streptococi 10^5-10^6
Trứng giun sán 10^3

     + Chất thải rắn sinh hoạt

     Tổng khối lượng ô nhiễm sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại mỏ, với COD, BOD5, SS , rác thải, tổng nitơ, trứng giun sán mhư nêu trong bảng 4.

     Bảng 4

     3. Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí

     Trong quá trình mở mỏ, khai thác vôi, các nguồn gây ô nhiễm không khí và chất ô nhiễm như: bụi đất đá, khí độc sinh ra do san ủi, nổ mìn, xây dựng, mở mỏ. Khí thải do thiết bị thi công cơ giới và xe tải gây bụi đất đá, khí độc: NOx, CO, SOx…

     4.Tác động của hoá chất

     Trong quá trình khai thác, mỏ có dùng thuốc nổ để phá vỡ đất đá, khi nổ mìn sẽ sinh ra khí độc như­: NO2, CO2 …

     5. Các tác động khác tới môi trường

     Làm suy giảm, phá hoại thảm thực vật ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thủy sinh.

 







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM