Phương pháp khảo sát địa vật lý về vấn đề sụt lún đất

  • Bùi Thắng
  • 23-03-2020
  • 165 lượt đọc
Kết quả nghiên cứu

Đất đá có tuổi, nguồn gốc và thành phần thạch học, khoáng vật khác nhau, mỗi loại đất đá có điện trở khác nhau. Đá bị phong hóa, trầm tích bở rời thường có điện trở suất thấp từ vài m đến một vài trăm m, tùy thuộc vào mức độ chứa sét, lượng nước có trong chúng. Ngược lại, đá gốc rắn chắc có điện trở suất cao hơn nhiều so với sản phẩm phong hóa của chúng. Phần trên của hố lún – sụt thường có điện trở suất lớn hơn so với phần dưới nếu có nước hoặc bùn sét. Sự khác nhau rõ rệt về điện trở suất của đá gốc và các lớp trầm tích phía trên cũng như của hố sụt là cơ sở vật lý để áp dụng phương pháp đo điện trở suất.

      Phương pháp địa vật lý được sử dụng để xác định các cấu trúc địa chất ở dưới sâu, các yếu tố địa chất có nguy cơ gây ra tai biến, như các đới dập vỡ, các đứt gãy kiến tạo, các đới phong hóa mạnh, chiều dày tầng phủ bở rời, mềm yếu.

     Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp mặt cắt điện trở suất, hệ cực đối xứng. Phương pháp này nhằm xác định các đối tượng có điện trở suất khác biệt so với xung quanh, khảo sát sự biến đổi của điện trở suất theo phương nằm ngang (dọc theo tuyến khảo sát).

     Hệ cực đo được sử dụng là hệ 4 cực đối xứng với các cự ly thiết bị như hình 2.3, trong đó A và B là hai cực phát, M và N là hai cực thu. Trong môi trường tương đối đồng nhất, dòng điện một chiều được phát xuống đất thông qua 2 cực phát A và B sẽ có dạng khá đều đặn. Đo cường độ dòng điện qua A và B đồng thời đo hiệu điện thế giữa 2 cực M và N. Khi đó, điện trở suất biểu kiến được xác định theo công thức:

ρk = k.(AU/I)

      Trong đó:

      ρk    – điện trở suất biểu kiến của môi trường đất đá tại điểm đo (Qm);

      k    – hệ số thiết bị, phụ thuộc vào khoảng cách AB và MN;

      I    – cường độ dòng điện trong mạch phát AB (mV);

      AU      – hiệu điện thế giữa 2 cực thu M và N.

Sơ đồ nguyên lý của phương phương pháp đo sâu điện đối xứng

 

Kết quả đo sâu điện mặt cắt được kết hợp với tài liệu địa chất nhằm khoanh nối các đối tượng địa chất theo mặt cắt, làm cơ sở cho công tác xử lý định lượng kết quả đo sâu. Tài liệu đo sâu đối xứng được xử lý đơn lẻ bằng các phần mềm Ves, Rivert, IPI2WIN… và được liên kết thành các lát cắt điạ điện có gắn địa hình. Tài liệu đo sâu địa điện đa cực (ảnh điện) được xử lý phân tích trên phần mềm chuyên dụng Res2dinv cho cả điện trở lẫn phân cực, kết quả phân tích đưa ra trên lát cắt địa điện thật có gắn địa hình.







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM