Hội chứng suy hô hấp cấp nặng

  • Đinh Văn Chung
  • 06-08-2019
  • 749 lượt đọc
Phổ biến kiến thức KH&CN;

Hội chứng suy hô hấp cấp nặng là một hội chứng lâm sàng với biểu hiện khó nặng khởi phát nhanh, thiếu oxy máu, và thâm nhiễm phổi lan tỏa dẫn đến suy hô hấp.

X quang ngực của bệnh nhân ARDS

Năm 1994, hội nghị đồng thuận Hoa Kỳ – châu Âu (AECC) định nghĩa hội chứng suy hô hấp cấp nặng (Acute Respiratory Distress Syndrome – ARDS) là suy hô hấp khởi phát cấp tính, thâm nhiễm phổi hai bên trên X quang, thiếu oxy máu xác định bằng PaO2/FiO2 ≤ 200 mmHg, và không có bằng chứng của tăng áp lực tâm nhĩ trái hoặc áp lực mao mạch phổi <18 mmHg. Tổn thương phổi cấp (ALI) là một hội chứng nhẹ hơn, chỉ khác với ARDS về mức độ thiếu oxy máu, xác định bởi 200

Dịch tễ học

Tỷ lệ mắc

Tỷ lệ mắc ARDS là 58/100 000 người năm với 141500 trường hợp mới mỗi năm, tỷ lệ tử vong hàng năm là 59 000 mỗi năm theo báo cáo năm 2005 tại các đơn vị chăm sóc tích cực của Hoa Kỳ. Dữ liệu từ 2001-2008 cho thấy tỷ lệ ALI và / hoặc ARDS ở bệnh nhân người lớn nhập viện đã giảm, có lẽ do sử dụng rộng rãi thông khí bảo vệ phổi, giảm nhiễm trùng bệnh viện, và sử dụng sản phẩm máu thận trọng hơn.

Tỷ lệ tử vong

ARDS gây tử vong khoảng 40% trong 200.000 bệnh nhân nặng hàng năm ở Hoa Kỳ, ước tính gộp tỷ lệ tử vong của ARDS từ một tổng quan hệ thống là 36 – 44% với rất ít thay đổi hơn hai thập kỷ cho đến năm 2006.Tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt trong các nghiên cứu từ năm 1997 đến năm 2009.

Nguyên nhân

ARDS do tổn thương phổi lan tỏa có nguyên nhân từ nhiều bệnh lý nội và ngoại khoa bên dưới. Trong nhiều bệnh lý liên quan với sự phát triển của ARDS, hơn 80% các trường hợp là do: nhiễm khuẩn huyết nặng, viêm phổi do vi khuẩn (40-50%); chấn thương; truyền dịch quá nhiều; hít dịch dạ dày và dùng thuốc quá liều. Trong các nguyên nhân ngoại khoa thì dập phổi, gãy nhiều xương, và chấn thương ngực là nguyên nhân thường gặp; trong khi chấn thương đầu, đuối nước, hít phải chất độc và bỏng là nguyên nhân hiếm. Nguy cơ phát triển ARDS tăng ở bệnh nhân bị nhiều hơn một yếu tố nguy cơ. Một số yếu tố khác có liên quan đến sự phát triển của ARDS như lớn tuổi, nghiện rượu, toan máu và mức độ nặng của bệnh. Bệnh nhân chấn thương có điểm APACHE II ≥ 16 tăng 2,5 lần nguy cơ phát triển ARDS, và bệnh nhân có điểm số > 20 có tỷ lệ ARDS lớn hơn gấp ba lần bệnh nhân có điểm APACHE II< 9.

Các bệnh lý kết hợp ARDS

Tổn thương phổi trực tiếp

Tổn thương phổi gián tiếp

Nguyên nhân thường gặp

Viêm phổi

Hít dịch dạ dày

Nguyên nhân ít gặp

Dập phổi

Đuối nước

Tổn thương do hít khí độc

Thuyên tắc do mỡ, nước ối

Phù phổi do tái tưới máu sau ghép phổi hay lấy huyết khối mạch phổi

Nguyên nhân thường gặp

Nhiễm trùng huyết (sepsis)

Chấn thương nặng với choáng và truyền máu nhiều lần

Nguyên nhân ít gặp

Gãy nhiều xương

Chấn thương đầu

Bỏng nặng

Truyền dịch quá mức

Quá liều thuốc

Viêm tụy cấp

Thông nối tim phổi

Truyền các sản phẩm máu

Đông máu nội mạch lan tỏa

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định: không có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm đặc hiệu. Chẩn đoán dựa vào sự phối hợp của nhiều yếu tố sau đây:

Hoàn cảnh xuất hiện triệu chứng và có các yếu tố nguy cơ.

Khó thở tăng nhanh, tím môi và đầu chi.

Đáp ứng kém với oxy liệu pháp.

X quang ngực: tổn thương phế nang lan toả hai bên, tiến triển nặng dần.

Khí máu động mạch: oxy máu giảm, PaO2/FiO2 ≤ 300 mmHg với PEEP ≥ 5 cmH2O

Kết luận

ARDS là nguyên nhân quan trọng của suy hô hấp cấp, có tỷ lệ tử vong cao, liên quan đến nhiều bệnh lý nội và ngoại khoa. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho ARDS, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc điều trị bệnh nhân ARDS bằng sử dụng các chiến lược thông khí cơ học bảo vệ phổi, hạn chế dịch và điều trị bệnh lý cơ bản. Các thuốc điều trị hiện nay chưa mang lại hiệu quả rõ ràng trên lâm sàng.Trên cơ sở hiểu biết tốt hơn về cơ chế của ARDS, các nghiên cứu trong tương lai đang tiếp tục với hy vọng cải thiện hơn nữa tiên lượng cho bệnh nhân ARDS.

TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng

 







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM