Một số biện pháp giúp cây trồng nhanh chóng phục hồi sau ngập úng

  • Hồ Thành
  • 08-11-2017
  • 895 lượt đọc
Phổ biến kiến thức

Trong những ngày vừa qua mưa kéo dài ở Thừa Thiên Huế đã gây thiệt hại không nhỏ đến các loại cây rau màu, cây ăn qua và các loại hoa cảnh. Sau đây là một số biện pháp giúp người sản xuất chăm sóc cây trồng nhằm hạn chế thấp nhất tác hại của thời tiết đến cây trồng.

Ngập úng nước gây nên hiện tượng đất bảo hòa độ ẩm, hàm lượng oxy trong đất giảm, hàm lượng CO2 và các loại khí độc trong đất đối với cây trồng tăng lên. Chính điều này đã tác động đến quá trình trao đổi chất của cây trồng và đặc biệt là nhóm cây trồng cạn. Tùy theo mức độ và thời gian ngập úng có thể gây thiệt hại đến mùa vụ, năng suất và giá trị cây trồng. Sau ngập úng, đối với cây trồng bị ngập nhẹ, còn khả năng phục hồi người sản xuất cần tiến hành tiêu nước kết hợp tạo sự thông thoáng cho đất để cung cấp oxy cho rễ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhanh chóng phục hồi và áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng ngừa sâu bệnh hại tấn công.

– Nhanh chóng rút nước kịp thời trong điều kiện có thể để đất không còn hiện tượng bảo hòa độ ẩm. Đối với các loại cây trồng ngoài đồng ruộng tiến hành cải tạo hệ thống mươn máng, cống thoát nước và tiến hành tiêu nước. Đối với các loại cây trồng trong âu, chậu tiến hành khơi thông hệ thống thoát nước, nâng cao âu chậu nếu có thể.

– Tiến hành rửa sạch bùn, đất bám vào lá, cành và kết hợp cố định cây trồng ổn định để hạn chế long gốc, hư hại bộ rễ.

– Phá váng mặt đất sau khi nước đã rút, độ ẩm trong đất giảm bằng cách tiến hành xới nhẹ lớp đất mặt giúp đất và gốc cây được thông thoáng, kết hợp cắt bỏ những bộ phận lá, cành đã bị hư hỏng do bị ngập trong nước lâu ngày.

– Bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại: Sau ngập úng, bà con nên bón các loại phân vô cơ, các loại phân qua lá giàu đạm, lân, vi lượng để cây nhanh chóng phục hội, hạn chế tối đa việc bón các loại phân hữu cơ vào đất. Tùy theo các giai doạn phát triển của cây trồng để chúng ta lựa chọn loại phân bón cho phù hợp. kết hợp việc bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng phục hồi, cần tiến hành áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh hại.

Đối với nhóm cây ăn quả, sau khi nước rút, cần tiến hành xới nhẹ nhằm phá váng ở lớp đất mặt giúp đất thông thoáng. Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây. Phun các loại phân bón lá có hàm lượng đạm và lân cao như Đầu Trâu 502. Việc phun phân bón lá giai đoạn này là rất quan trọng, giúp cây có đủ dưỡng chất để sinh trưởng phát triển, phục hồi bộ rễ, ra nhiều rễ mới để hút dinh dưỡng từ đất. Bón phân cân đối cho cây, một số loại phân có thể sử dụng như NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, lượng bón từ 0,1-0,3 kg/cây, bón kết hợp xới xáo phá váng và vùi lấp phân bón. Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.

Đối với các loại cây ngắn ngày như đậu tương, bầu bí, rau hoa các loại cần tiêu nước khẩn cấp. Cây còn khả năng hồi phục, chưa bị thối, chết có thể phục hồi bằng cách phun phân bón lá trên thị trường hoặc có thể sử dụng Đầu Trâu 502, định kỳ 5-7 ngày/lần. Tưới nhẹ phân lân và đạm hoặc phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, pha và phun, tưới vào vùng rễ cây theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

ThS. Hồ Thành







CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM