Tình hình nghiên cứu, đánh giá nguy cơ sụt lở đất ở Việt Nam

Ở nước ta đã từng có tai biến sụt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng, điển hình là ở Cam Lộ (Quảng Trị), năm 2016; Quốc Qai (Hà Nội), năm 2008 và Thanh Ba (Phú Thọ), 2002 – 2003 – 2004; Phú Lão – Lạc Thủy (Hòa Bình), năm 2005 gây thiệt hại khá lớn về nhà cửa, đất canh tác, các công trình giao thông, thủy lợi… Qúa trình sụt lỡ đất có thể do hoạt động của nước ngầm, hoạt động Castơ (Karst – hang đá vôi), khai thác khoáng sản ngầm (đào các hang ngầm khai thác than, vàng, thiếc…).

Hố sụt hình thành trên mặt đất khi đất đá bên dưới bị di chuyển bởi các quá trình sập trần hang ngầm, đất bị hóa lỏng hay bị hòa tan, rửa trôi. Có thể phân ra hai loại gồm sụt do đất bị hóa lỏng hay bị hòa tan, rửa trôi thường xảy ra ở nơi có các lớp đất yếu, dễ bị hóa lỏng khi bảo hòa nước, gần bờ sông hoặc chịu tác động của các yếu tố rung lắc như: dòng chảy sông, động đất hoặc chấn động do con người tạo ra, sụt do sập trần hang động ngầm thường thấy ở các vùng đá vôi (Karst). Những năm gần đây, hiện tượng sập sụt xảy ra khá phổ biến, phần lớn liên quan đến hiện tượng Karst ngầm, như ở khu vực các huyện Quốc Oai, Mỹ Đức (Hà Nội), thành phố Lai Châu (Lai Châu), thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), Thanh Ba (Phú Thọ), Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ (Thái Nguyên), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Yên Định (Thanh Hóa), Hậu Viên (Quảng Trị)… Những kết quả nghiên cứu về hiện tượng sụt đất trong thời gian gần đây cho thấy, ngoài nguyên nhân nhân sinh ra còn có thể có mối liên quan mật thiết với đặc điếm kiến tạo – địa động lực hiện đại trong khu vực.

 

Hiện nay, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu các loại hình tai biến tự nhiên đặc thù như động đất, sạt lở đất, lũ quét,… Tuy nhiên, về nghiên cửu sụt đất vẫn còn hết sức sơ lược, chưa đủ độ chi tiết phục vụ cho việc quy hoạch và sử dụng hợp lý lãnh thồ. Trong đề tài độc lập cấp Nhà nước “ Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh” do TS. Trần Trọng Huệ, Viện Địa chất thực hiện năm 2004 -2007, đã đánh giá tổng hợp tất cả các yếu tố gây tai biến tự nhiên, trong đó sụt đất chỉ là một phần nhỏ trong nội dung đề tài, chỉ mang tính định hướng, chưa gắn tai biến sụt đất với đặc điềm địa động lực hiện đại. Tuy nhiên, hiện tượng sụt đất được sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương, thể hiện ở số lượng rất nhiều đề tài cấp tỉnh đã thực hiện trong những năm gần đây.

Năm 2015, đề tài “Nghiên cứu xác định, nguyên nhân nửt, sụt đất tại khu vực xóm Tân Lập, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đề xuất giải pháp” do PGS.TS. Đinh Văn Toàn, Viện Địa chất thực hiện. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá đặc điểm địa chất – kiến tạo khu vực nứt sụt đất và lân cận, tìm hiểu đánh giá mối liên quan giữa điều kiện địa chất kiến tạo với nứt sụt đất ở khu vực xóm Tân Lập và lân cận. Kết hợp với các nghiên cửu về địa chất kiến tạo có thể giải thích nguyên nhân gây sụt đất, nửt đất tại xóm Tân Lập như sau: Tại khu vực nứt đất nằm gần nơi giao nhau của 2 đới đứt gãy lớn: đới phương tây Bắc – đông Nam Nghĩa lộ – Ninh Bình và đới kinh tuyến Bất Bạt – Hòa Bình. Cả hai đới đứt gãy này đều có biểu hiện hoạt động trẻ và hiện đại, hậu quả của các hoạt động này đã tạo nên 2 vùng trũng Đệ Tứ liên thông nhau tại khu vực thung lũng xã Dân Hạ, kèm theo đó là sự xuất hiện nhiều đới đứt gãy trẻ kích thước nhỏ làm cho vùng này có mật độ đửt gãy cao, mức độ phá hủy do vậy cũng cao hơn. Ngoài ra tại khu vực nứt sụt đất và lân cận có nhiều đới dập vỡ chứa nước và các hang hốc rỗng. Hoạt động của các dòng xói ngầm trong các đới đứt gãy, các hang hốc là yếu tố trực tiếp gây ra hiện tượng tai biến tại khu vực Dân Hạ. Hoạt động của con người như khai thác nước, hoạt động của các xe trọng tải lớn cũng là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình làm phát sinh nứt, sụt đất.

Năm 2015, trong đề tài “Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng điều kiện địa chất và cảnh báo tai biến địa chất vùng Ninh Dân và khu vực lân cận trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”, do Liên đoàn Quy hoạch điều tra tài nguyên nước miền Bắc thực hiện, đã xác định được nguyên nhân chính nứt, sụt, lún đất là do: Khu vực nằm trong đứt gãy địa chất sông Hồng; Địa hình nơi đã xảy ra sụt đất ở xã Ninh Dân là khu vực thấp trũng băng phẳng ven đồi, nơi chịu tác động mạnh của các dòng chảy mặt – ngầm và nước mưa, đặc biệt vào thời gian mưa lũ hàng năm. Bề mặt địa hình trũng được phủ bởi lớp đất bờ rời gắn kết yếu, tuổi Đệ tứ là các sản phẩm được rửa trôi từ các địa hình cao hơn đưa xuống (cát, cát pha, sét bột lẫn nhiều vụn sỏi laterit). Mặt khác, khu vực nứt sụt đất nằm trên thung lũng karst có nền đá vôi phân bố rộng, nằm chìm dưới mặt đất. Những đặc điểm trên cho thấy đây là khu vực xung yếu, dễ nhạy cảm với tai biến sụt đất. Tuy nhiên, có một số tác nhân khác cũng có ảnh hưởng cục bộ như: Khai thác mỏ, đào giếng lấy nước sinh hoạt của các hộ gia đinh.

Năm 2016, trong đề tài “Nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sụt lún đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả”, Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Quốc Cường, Viện Địa chất thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các hố sụt xảy ra trên địa bàn thành phố Cẩm Phả thời gian qua có hai loại chính liên quan trực tiếp tới hoạt động castơ và không liên quan tới hoạt động castơ. Nước mặt chảy qua khe nứt hình thành bởi đứt gãy này gây xói mòn ngầm vật liệu tạo khoảng rỗng lớn gây sụt. Bên cạnh đó, các dao động của nước dưới đất, cấu tạo địa chất thủy văn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sụt đất. Các nhà khoa học nghiên cửu đề tài cũng chỉ ra rằng việc khai thác than hầm lò không là nguyên nhân gây sụt lún.

Năm 2016, sau khi xảy ra sự cố sụt lún đất tại thôn Hòa Lạc, xã An Tiến, huyện Mỹ Đúc Hà Nội, Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với USCO tổ chức triển khai khảo sát, thăm dò địa chất để xác định nguyên nhân; đề xuất phương án kỹ thuật xử lý khu vực sụt lún. Nguyên nhân gây sụt lún được xác định là do sự phát triển và sập mái của hang động castơ dưới lòng đất (do mái hang hốc castơ rất mỏng và nứt nẻ nhiều, có chỗ không còn lóp đá vôi và trực tiếp là lớp sét).

Năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn phối hợp với trường Đại học Mỏ- Địa chất tiến hành đề tài “Điều tra, đánh giá hiện tượng tnrợt lở, sụt lún các khu vực trọng điểm thuộc huyện Pác Nặm và Chợ Đồn”. Đề tài đã tiến hành khảo sát, đo đạc, đánh giá về hiện tượng sụt lún tại xã Ngọc Phái. Đề tài đánh giá nguyên nhân hỉnh thành và phát triển các hố sụt chủ yếu liên quan đến hoạt động castơ mà trực tiếp đẫn đến là sự hạ thấp mực nước ngầm do bơm nước ờ moong mỏ phục vụ khai thác khoáng sản, hoặc khai thác nước dưới đất. Cũng tại Bắc Cạn, năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với trường Đại học Mỏ – Địa chất tiến hành đánh giá hiện trạng sụt lún khu vực thôn Cốc Thử và Nà Tùm, xã Ngọc Phái để xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khấc phục. Phương án rút ra nguyên nhân gây sụt lún là: có sự lưu thông nước ngầm theo đới phá hủy kiến tạo từ thung lũng Nà Tùm về moong khai thác khu mỏ Nà Tùm; mực thủy tĩnh bị hạ thấp làm tăng tải trọng của lóp đất đá bên trên; hiện tượng xói ngầm của các vật liệu nhỏ xen kẹp trong các tầng cuội theo dòng nước ngầm về khu mỏ theo đới phá hủy.

Ngoài các đề tài địa phương nêu trên, đề tài mang tính tồng hợp nhất là đề tài “ Nghiên cứu dự báo khoanh vùng chi tiết nguy cơ nứt sụt đất dọc đới sông Hồng thuộc một số địa phương tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phục vụ quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ”, đề tài cấp Viện Khoa học Công nghệ do PGS.TS. Đinh Văn Toàn thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2007. Nguyên nhân chính của hiện tượng nứt sụt đất ở cả ba địa phương nêu trên là do hoạt động của các đới đứt gãy kiến tạo phân bố trong vùng. Tuy nhiên ở Thanh Ba mặc dù đứt gãy hoạt động là nguyên nhân chính nhưng nứt sụt đất ở đây xuất hiện còn có phần đóng góp đáng kể của các yếu tố khác mang tính thúc đẩy như các hoạt động castơ tính chất bở rời của lớp phủ mỏng, hoạt động khai thác nước và đá của con người.

Bùi Thắng

 

 

Người cập nhật: Nguyễn Doãn Quan

Các bài viết khác: