(Phan Khan, Tứ Hạ, Hương Trà, TTH)
Đáp: Phòng trừ bọ nhảy hại cải
Bọ nhảy trưởng thành kích thước tương tự hạt vừng, dài khoảng 2mm, cánh cứng màu đen, giữa mỗi cánh có một vạch màu vàng nhạc, cong hình củ lạc, chân sau to khỏe, có sức nhảy dài nên gọi là bọ nhảy sọc cong.
Trứng rất nhỏ, màu vàng nhạt đẻ trên mặt đất gần gốc cây. Sâu non màu trắng ngà hoặc màu vàng tươi. Sâu non đẩy sức dài khoảng 5 – 6 mm, sống và làm nhộng dưới đất.
Bọ nhảy trưởng thành hoạt động ban ngày, ban đêm, vào những ngày có mưa bọ nhảy ẩn núp dưới tán lá hoặc trong nõn cây. Bọ nhảy có tính giả chết, khi bị động nhảy rất nhanh.
Vòng đời trung bình 60 – 80 ngày, trong đó thời gian sâu non 30 – 35 ngày, nhộng 20 – 25 ngày, bọ trưởng thành có thể sống 15 – 20 ngày.
Cách gây hại:
Thường gây hại nhiều trong các tháng mùa khô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau – thậm chí có thể gây mất trắng nếu không phòng trừ kịp thời. Bọ nhảy trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra chúng còn hoạt động nhảy đạp lung tung làm rau giập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng.
Sâu non ăn các rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết nhất là khi cây đang còn nhỏ.
Đặc điểm phát sinh:
Bọ nhảy phát sinh và phá hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, mật độ giảm đi hi ttrời mưa nhiều, ở các tỉnh phía Bắc bọ nhảy sọc cong phát sinh nhiều vào hai đợt tháng 3 – 5 và 7 – 9, trong đó đợt đầu mạnh hơn, ở các tỉnh phía Nam bọ xuất hiện nhiều trong các tháng 2,3, 4.
Biện pháp phòng trừ:
Việc phòng trừ bọ nhảy thường gặp nhiều khó khăn, vì chỉ sau khi phun thuốc một thời gian ngắn, bọ nhảy lại phát triển trở lại bởi những lý do chính sau đây:
Thứ nhất, bọ nhảy trưởng thành có tính chu chuyển mạnh nên khi phun thuốc trừ ở ruộng này, bọ nhảy có thể di chuyển sang các ruộng lân cận, hết mùi thuốc bọ nhảy tiếp tục trở lại phá tiếp.
Thứ hai, là việc phun thuốc chỉ có tác dụng với bọ nhảy trưởng thành chứ không có tác dụng với sâu non và nhộng ở dưới đất nên có thể sau khi phun, bọ nhảy tiếp tục xuất hiện và phá trở lại.
Vì thế, muốn hạn chế tác hại của bọ nhảy và đảm bảo rau được an toàn cần lưu ý áp dụng các biện pháp sau:
Làm đất: Trước khi trồng cải, đất cần được chuẩn bị kỹ, dọn sạch tàn dư vụ trước; phơi thật khô đất tối thiểu từ 10 – 15 ngày để diệt sâu non và nhộng còn trong đất (kinh nghiệm nếu độ ẩm tương đối của đất thấp bọ nhảy sẽ không trưởng thành được). Nếu có điều kiện nên bón vôi để tạo môi trường bất lợi cho bọ nhảy.
Thời vụ gieo trồng và thu hoạch cải trong từng khu vực không nên kéo dài, vì sẽ tạo điều kiện cho bọ nhảy chu chuyển gây hại liên tục. Tốt nhất từng cánh đồng nên luân canh cải với các cây khác họ.
Vệ sinh đồng ruộng: Ngay sau khi thu hoạch cần cuốc đất phơi ruộng, thu dọn các tàn dư đem về ủ phân hoặc chôn để diệt sâu non và nhộng còn tồn tại.
Sử dụng thuốc hóa học: Có khá nhiều loại thuốc có thể sử dụng để trừ bọ nhảy như Basaan Hopsan, Selecron, Polytrine, Forvin, Forwathion, Vertimex, Success…, song quan trọng hơn cả là cách sử dụng thế nào để đảm bảo rau được an toàn. Với cải ngắn ngày như cải xanh, cải trắng, cải thìa nếu bọ nhảy phá ở 10 – 15 ngày trước thu hoạch nên sử dụng các thuốc Hopsan, Selecron, Polytrine, Forvin; bọ nhảy phá 5 – 7 ngày nên sử dụng thuốc Match, Vertimex, Bassan phun trừ. Nếu còn 3 ngày nữa thu hoạch, mà bọ nhảy xuất hiện nhiều có thể sử dụng thuốc Success 25 SC. Lưu ý: nếu bọ nhảy xuất hiện cùng với sâu tơ hay sâu ăn tạp, tốt nhất là dùng Polytrin, Match, Success cùng lúc có thể trừ 2 – 3 đối tượng.
Thời gian phun thuốc: Bọ nhảy trưởng thành ban ngày hoạt động mạnh, rất khó trừ nhưng đêm ít hoạt động và thường tập trung giữa nõn cải nên tiến hành phun thuốc lúc chập tối sẽ cho hiệu quả phòng trừ cao nhất. Để hạn chế bọ nhảy chu chuyển phá hại vụ kế tiếp, thì khi thu hoạch cũng có thể để một diện tích nhỏ, để bọ nhảy tập trung lại và sử dụng thuốc hóa học phun kỹ vào chập tối để diệt trừ.
Dùng thuốc hạt rải xuống hốc hoặc trên mặt đất trước khi trồng rau để diệt sâu non.
- Cách phối hợp thuốc kháng sinh để điều trị bệnh về đường hô hấp trên gia súc gia cầm (admin, 22/03/2010)
- Đặc điểm sinh học của cây keo lai (admin, 22/03/2010)
- Truyền hình số trực tiếp từ vệ tinh (admin, 22/03/2010)
- Kỹ thuật nuôi thỏ (admin, 10/08/2009)
- Bệnh thối trái ớt ? (admin, 01/02/2009)
- Công nghệ chế biến cà phê theo phương pháp ướt ? (admin, 01/02/2009)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối (admin, 01/02/2009)
- Mua giống lợn nuôi ở đâu ? (admin, 01/02/2009)