Đáp: Việc dán máng che mưa trên cao su có tác dụng ngăn dòng chảy của nước làm nhanh khô miệng cạo sau mưa nên vẫn giữ được nhịp độ cạo và tiến hành cạo mủ được sau những cơn mưa nhỏ. Máng che mưa sẽ hạn chế ẩm ướt miệng cạo nên hạn chế thất thoát mủ do chảy tràn, và hạn chế bệnh loét sọc miệng cạo.
* Giới thiệu dụng cụ vật tư cần thiết và máng che mưa
– Máng chắn nước mưa làm bằng tấm PE có độ dày 0,3 ± 0,02 mm, đảm bảo chất lượng để sử dụng được trong 2 năm.
– Máng có hình dạng cong như hình lưỡi liềm bề rộng ở giữa máng khoảng 4,3 -4,5 cm. Máng phải dài hơn miệng cạo khoảng 20 cm (10cm vượt tiền và 10 cm vượt hậu).
– Ngoài ra cần chuẩn bị một số dụng cụ như: nạo võ; kim bấm (stapler); bình xịt keo; cọ quét …
* Cách tiến hành gắn máng:
Bước 1: Vị trí gắn máng
– Máng phải được gắn phía trên miệng cạo với độ dốc từ 300 đến 340 so với trục ngang.
– Đối với miệng cạo ngửa, khi mới bắt đầu mở cạo cũng như các năm cạo tiếp theo trên cùng mặt cạo, gắn máng trên vỏ nguyên sinh cách vị trí mở miệng cạo đầu tiên khoảng 2-3 cm. Khi chuyển sang mặt cạo mới vị trí gắn máng cũng tương tự
– Đối với miệng úp, máng được gắn phía trên mức hao vỏ cạo dự kiến trong 2 năm là 5 cm.
Bước 2: Cố định máng
– Trước khi cố định máng, dùng nạo vỏ nạo nhẹ loại bỏ lớp vỏ bần trên thân cây ngay tại chổ sẽ gắn máng. Lưu ý tránh nạo sâu làm hư hại tầng sinh bì
– Dùng kim bấm số 10 để cố định máng trên cây cao su , khoảng cách ít nhất giữa 2 kim ít nhất là 5 cm. Không được bấm quá nhiều kim làm hư vỏ cây.
Bước 3: Bôi keo
– Keo phải có độ bền sánh dẻo, chống thấm tốt, không ảnh hưởng đến vỏ cây cao su
– Thường xuyên kiểm tra lại và bôi keo bổ sung khi máng bị rò rỉ
– Tạo hai đường keo thẳng đứng phía ngoài và song song với ranh tiền và ranh hậu để ngăn nước mưa chảy lan vào mặt cạo. Đường keo bôi cách ranh tiền và ranh hậu khoảng 5cm. Phải bôi keo ngay sát mép dưới máng và kéo dài qua khỏi miệng cạo khoảng 15 cm.
Ngô Trí – Hồ Thành
- Hàng năm gia đình tôi có trồng mướp đắng nhưng sâu bệnh hại quá nhiều. xin tư vấn cách phòng trừ? xin cám ơn (Mai xuan Tí, 19/10/2014)
- Đệm lót sinh thái có tác dụng như thế nào? Tôi muốn cải tạo chuồng nuôi lợn của gia đình để chăn nuôi trên đệm lót sinh thái nhưng chưa cách biết làm. xin tư vấn cho cách tạo đệm lót sinh học? (Phan Nhan, 19/10/2014)
- Xin hỏi biểu hiện của người bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật và cách sơ cứu? (Phạm Thị Kiều Trinh, 18/10/2014)
- Cây ngô gần thu hoạch có thể thu hái lá bớt để cho trâu bò ăn được không? và giai đoạn này cần phải làm gì để ngô có năng suất và chất lượng? (Lê Văn Lục, 18/10/2014)
- Xin hỏi cây hoa mai vào thời điểm này đã có nụ và năm nay là năm nhuận. vay cần chăm sóc, bón phân như thế nào để hoa nở đúng vào dịp tết? xin chân thành cám ơn. (Van Dinh Nhon, 18/10/2014)
- Vụ bưởi Thanh Trà vừa kết thúc, nhưng tôi nhận thấy tỷ lệ đậu quả thấp, mẫu mã không đẹp, chất lượng không bằng những năm trước, làm thế nào để nâng cao tỷ lệ đậu quả, cải thiện mã quả và chất lượng? (Hoang Dung, 16/10/2014)
- Gia đình tôi đang nuôi giống bò vàng (bò địa phương) tôi muốn phối giống thụ tinh nhân tạo các giống bò ngoại. xin hỏi bò cái như thế nào mới có thể dùng để làm bò cái giống để tiến hành thu tinh nhân tạo có hiệu quả kinh tế? (Đình Tuấn- Phú Sơn, 16/10/2014)
- Gia đình tôi đang nuôi gà thả vườn, Gà có biểu hiện ủ rũ, ăn ít sau bỏ ăn, uống nước nhiều, lông xù, xã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ trên chuồng, có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ, gà thở khò khè, lây rất nhanh.xin hỏi đó là bệnh gì, kỹ thuật phòng và điều trị? (Nguyễn Thị Tằm – Hương Thủy, 15/10/2014)
- Gia đình tôi có trồng 200 mét vuông đất, tôi muốn trồng dưa leo, xin hãy tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc? (Mai Thị Diệu, 15/10/2014)
- Làm thế nào để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả bón các loại phân vô cơ cho cây trồng? (Nguyễn Xuân Vinh – Phú Vang, 15/10/2014)