Đáp: Cây Ném hay còn gọi là hành tăm, hành trắng….thuộc họ Hành, được trồng phổ biến ở Thừa Thiên Huế, trồng làm rau gia vị và lấy củ để làm thuốc. Có thể nhân giống bằng củ hay tách bụi vào vụ Đông xuân, thu hoạch củ vào vụ Hè thu. Trồng Ném vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao hơn các loại rau ăn lá khác. Cây ném góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người trồng rau.
1. Thời vụ: Mùa vụ thích hợp cho cây Ném là trồng vào tháng 9- 10 (đầu mùa mưa), thu hoạch thân, lá vào tháng 1- 2 (khoảng 3- 4 tháng sau trồng) và thu họach củ vào tháng 3- 5 (6- 7 tháng sau trồng). Tuy nhiên trồng trái vụ có giá bán cao hơn.
2. Làm đất và kỹ thuật trồng: Đất trồng Ném nên chọn những loại đất thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt. Cây ném không kén đất nên có thể sản xuất trên các chân đất cát ven biển. Độ pH thích hợp 6,0- 6,5, nguồn nước không bị ô nhiểm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ.
Trước khi chuẩn bị vào vụ trồng ném nên tiến hành cày lật đất để xử lý cỏ dại và các mầm bệnh nằm lại trong đất từ vụ trước.
Đất trồng ném phải được làm kỷ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 0,2 – 0,3m và độ cao luống là 20- 25 cm. Sau khi lên luống, bón phân. Mỗi luống trồng 5-6 hàng dọc hoặc bố trí hàng ngang tùy theo điều kiện từng vùng, khoảng cách hàng – hàng 20 – 25 cm
Ném giống nên chọn những củ chắc, có đường kính từ 1cm trở lên. Mỗi ha cần 500 kg củ giống ( 25kg/sào). Khoảng cách trồng mỗi củ 4 – 6 cm, độ sâu lấp củ từ 2-3 cm
Khi trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ băm ngắn lên luống, mặt dày khoảng 5 cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc, xói lở do mưa…
3. Phân bón và cách bón phân:
Phân hữu cơ chỉ dùng các loại phân đã hoai mục, có xử lý các mầm bệnh nằm trong phân bằng cách ủ kín phân tươi với vôi bột trước khi sử dụng. Không được dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây. Có thể dùng các loại phân ngâm đúng kỹ thuật để tưới cho cây ném.
Cũng như cây hành và tỏi, ném không ưa phân tươi, cần coi trọng phân lân và kali cũng như các loài cây lấy củ khác. Bón nhiều đạm quá bộ lá phát triển mạnh sẽ làm giảm độ lớn của củ, đồng thời dễ bị sâu bệnh gây hại.
* Cách bón :
– Bón lót : Sau khi làm đất đúng kỹ thuật tiến hành rạch hàng và bón 800-1000 kg phân chuồng + 4-5 kg đạm u rê + 20-25 kg lân + 1-2 kg phân Kali cho 500 m2, sau đó lấp một lớp đất mỏng để tránh củ giống không tiếp xúc trực tiếp với phân. Chú ý không được gieo củ giống trước rồi sau đó mới tiến hành bón lót phân rồi lấp đất.
– Bón thúc : Bón khoảng 1kg phân đạm và 0.5 phân kali, kết hợp với các đợt xới xáo, làm cỏ. Bón cách gốc 5 – 10 cm. nếu có điều kiện nên hòa loãng để tưới
Tiến hành bón thúc ngay sau mỗi đợt thu hoạch tỉa. Do đặc điểm sinh trưởng của cây ném, ta nên tỉa những cây bị sâu bệnh, cây to ở các khóm để đem bán và để lại cây con để thuận tiện cho việc chăm sóc có hiệu quả cao nhất.
Sau khi hành mọc được 2-3 lá tiến hành pha ¼ kg đạm Urê trong 20lít nước rồi tưới. Đến khi hành mọc tốt tiến hành pha ¼ kg phân NPK ( 20 – 20 – 15) trong một lít nước rồi tưới. cách 7 – 10 ngày tưới phân 1 lần, tiến hành vun gốc nếu trồng ném trên đất cát pha.
4. Chăm sóc: Tiến hành trồng khi đất đủ ẩm, nếu đất khô phải tưới trước khi trồng để tạo điều kiện thuận lợi cho củ ném nảy mầm. Sau khi trồng, nếu đất khô tuyệt đối không được tưới nước để tránh thối giống. Khi cây mọc đều tiến hành tưới thấm bằng cách cho nước vào rãnh, để nước thấm dần đếu lên luống sau đó mở cho nước còn lại trong rãnh thoát đi.
Đến khi cây ném có 3-4 lá thật mới tưới trực tiếp lên lá nhưng vẫn tưới nhẹ theo kiểu phun sương tránh bị xói gốc, dập lá. Ném là cây ưa đất ẩm nhưng không chịu được úng nước. Do đó ruộng trồng ném phải thoát nước tốt khi mưa và phải tưới đủ ẩm khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng.
Tùy theo điều kiện thời tiết mùa vụ mà suốt cả thời gian sinh trưởng cây ném có thể tiến hành tưới nước từ 4-5 lần/vụ. Trước mỗi lần tưới nước nên kết hợp bón thúc phân hóa học ( số đạm và ka li còn lại )
Để giúp cây ném có bộ lá đẹp phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và đồng thời giúp cây phát triển thuận lợi, chống chịu với các điều kiện bất lợi cho năng suất cao thì bên cạnh dùng các loại phân bón hóa học để bón thì nông dân trồng ném có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để phun định kỳ cho cây ném, tùy theo điều kiện thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây mà có thể phun lần 2 cách lần 1 từ 7 – 10 ngày. Để tăng cường khả năng chống chịu lạnh sâu bệnh cần tăng cường bón thêm tro bếp.
Sau khi cây ném mọc mầm tiến hành kiểm tra đồng ruộng để dặm các chỗ trống nhằm đảm bảo mật độ trên đồng ruộng. Song song với công tác tưới nước, tỉa dặm, bón phân thì việc làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại là rất cần thiết để giúp cho cây ném sinh trưởng phát triển thuận lợi. Việc làm cỏ phải tiến hành thường xuyên kết hợp với việc xới xáo phá váng để giúp cây ném phát triển tốt và phá bỏ nơi cư trú của các đối tượng sâu bệnh hại.
Cây ném vừa sử dụng lá vừa sử dụng củ nên việc phòng trừ sâu bệnh hại cần kịp thời để bảo vệ bộ lá nhằm đảm bảo chất lượng về mẫu mã. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ các đối tượng dịch hại phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng, thời gian cách ly.
Phương Thảo – Hồ Thành
- Hỏi: Em là Thủy, ở Hải Dương. Hiện nay em có đang cùng với các hộ nông dân quê mình (Thúc Kháng Bình Giang, Hải Dương) học tập việc sản xuất nấm từ rơm rạ, vừa giải quyết viêc đốt rơm rạ vầ có thể mang lại thu nhập thêm cho các hộ dân. Trong quá trình vừa học vừa làm chúng em có tim các thông tin qua internet và thấy được thông tin về bài viết về Hợp tác xã trồng nấm Phú Lương ở trên Trang web của HUSTA. https://www.husta.org/tam-guong-khcn/giau-len-nho-nam.html
Mặt dù bài viết đã được đăng từ rất lấu nhưng em cũng vẫn mong các anh chị có thể giúp em tìm thông tin liên lạc của hợp tác xã Phú lương hay không ạ? Em rất mong muốn có thể liên lạc được với Hợp tác xã để có thể vào học hỏi kinh nghiệm ạ. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị! (Thanh Thuy, 08/10/2014) - Hỏi: Vườn chuối mốc nhà tôi có một số cây bị thối thân, rồi chết, cắt ra thấy có con côn trùng nhỏ, vậy đó là sâu bệnh gì, nguyên nhân và biện pháp phòng trị? (Nguyen Viet Hai, 08/10/2014)
- Hỏi: Sản phẩm hồ tiêu hiện nay rất có giá trên thị trường, vào mùa mưa thường hay bị sâu bệnh hại, vậy làm thế nào để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây tiêu trong mùa mưa? (Dinh Hung-Nam Đông, 08/10/2014)
- Hỏi: Thuốc trừ có có hại đối với vật nuôi, con người và cây trồng không? (Nguyễn Kiều Oanh, 06/10/2014)
- Hỏi: tôi biết hiện nay nuôi gà bằng đệm lót sinh thái rất hiệu quả, nhưng tôi chưa biết cách làm đệm lót và cách chăm sóc gà khi nuôi trên đệm lót như thế nào? mong được tư vấn? (Võ An, 06/10/2014)
- Hỏi: Bưởi bị sâu đục quả, em có nghe dùng bọc nylon nhưng không biết mua ở đâu và cách thức bọc trái như thế nào? mong được sự hướng dẫn, cám ơn ? (Nguyễn Văn Tính, 06/10/2014)
- Xin hỏi tập quán và tính gây hại của con sâu tơ trên các loại rau cải và biện pháp phòng trừ sâu tơ? (Nguyen Hoa – Huong Thuy, 06/10/2014)
- Hỏi: Cây lạc hay chết từng khóm, chết từ từ, sau đó lan rộng, ở gốc sáng sớm thấy có mốc trắng. Xin hỏi bệnh gì, cách phòng trị? (Nguoi trong lạc- Hương trà, 01/10/2014)
- Hỏi: Trên cây hành là có những loại sâu, bệnh nào nào thường gặp. trong quá trình phòng trừ cần lưu ý những vấn đề gi? (Hà văn Binh, 01/10/2014)
- Hỏi: Em là sinh viên, em đang tìm hiểu về sản xuất hành lá an toàn, vậy xin hỏi Tiêu chí nào để xác đinh là sản phẩm an toàn? (kieutrinh, 01/10/2014)