Trả lời:Hiện nay, cây tiêu đang trong giai đoạn sau thu hoạch, thời tiết bước vào mùa mưa, đây là thời điểm dễ phát sinh sâu bệnh hại. Đặc biệt đối với những vườn tiêu trồng lâu năm chăm sóc kém, vườn tiêu đã có lịch sử bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Để có biện pháp chăm sóc thích hợp, giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra, cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc vườn tiêu trước và trong mùa mưa như sau:
1. Chăm sóc:
– Tạo hệ thống rãnh thoát nước trên vườn để thoát nước khi có mưa lớn, không để nước đọng trên vườn tiêu, nhất là ở gốc tiêu. Hạn chế nước chảy tràn trên vườn tiêu.
– Dọn sạch cỏ và mọi tàn dư thực vật trên vườn, xới đất mặt vườn để đất tơi xốp thông thoáng, cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành lươn, cành vô hiệu và cành sát mặt đất.
– Đốn tỉa những cành, ngọn của cây choái sống để tạo sự thông thoáng, giảm ẩm độ trong vườn cây, hạn chế việc canh tranh anh sáng và dinh dưỡng; làm giảm sức cản để hạn chế cây đổ ngã trong mùa mưa bão.
2. Bón phân:
* Bón phân hữu cơ: Đối với phân chuồng nên ủ với nấm Trichoderma để tăng khả năng phòng ngừa nấm trong đất gây hại hồ tiêu. Tuỳ từng loại chế phẩm, sử dụng theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì cách ủ để tăng hiệu quả phòng trừ.
+ Bón 1 lần/ năm, bón vào đầu mùa mưa.
+ Đào rãnh theo mép tán, sâu 10-15cm bón và lấp đất lại, trong quá trình đào rãnh tránh làm tổn thương bộ rễ, kết hợp vun gốc cho hồ tiêu.
* Phân vô cơ:
+ Trồng mới: Sau trồng 1-1,5 tháng bón 1/3 đạm +1/3 kali, sau 2-3 tháng bón số còn lại.
+ Năm thứ 2 trở đi: Bón 3 lần/năm.
Lần 1: bón 1/3 đạm +1/3 kali + toàn bộ phân lân bón vào đầu mùa mưa cùng với bón phân chuồng.
Lần 2: bón 1/3 đạm +1/3 kali, bón vào giữa mùa mưa.
Lần 3: bón 1/3 đạm +1/3 kali, bón vào cuối mùa mưa.
+ Tiêu đã cho trái: bón 4 lần/năm.
Lần1: bón 1/4 đạm +1/4 kali + toàn bộ phân lân kết hợp với phân hữu cơ, bón trước khi kết thúc thu hoạch khoảng 10 ngày.
Lần 2: bón 1/4 đạm +1/4 kali, bón vào đầu mùa mưa.
Lần 3: bón 1/4 đạm +1/4 kali, bón vào giữa mùa mưa.
Lần 4: bón 1/4 đạm +1/4 kali, bón vào cuối mùa mưa.
– Phương pháp bón: đào rãnh theo mép tán, sâu 7-10 cm rải phân và lấp đất lại.
Ngoài bón đạm, lân, kali ra nên bổ sung thêm phân trung lượng (Ca, Mg) và vi lượng như: Bo, Zn…trong giai đoạn kinh doanh để hạn chế rụng hoa và quả non. Những vùng đất chua cần bón thêm vôi, mỗi gốc 0.1 – 0.2kg vôi.
3. Phòng trừ bệnh:
– Bệnh chết nhanh: Không nên để vườn bị ngập nước và quá ẩm ướt. Áp dụng phương trâm phòng là chính. Sử dụng một số gốc thuốc Mancozeb + Metalaxyl (Mexyl–MZ72, Ridomil Gold…); gốc Phosphorous acid (Agri-Fos 400); gốc Fosetyl Aluminium (Aliete 80WP)… phun 3 lần vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa; phun đều lên thân, lá cây, hoặc có thể dùng Bordeaux pha loãng ở nồng độ 1% tưới vào mỗi gốc cây từ 2-3 lít vào đầu mùa mưa để phòng bệnh.
– Bệnh chết chậm: Khi có triệu chứng bệnh xuất hiện, có thể dùng một số gốc thuốc Thiophanate–Methyl (Topsin-M 70 WP); gốc Benomyl +Zineb (Benzeb 70 WP) với nồng độ 0.2% để phun trên lá và tưới vào gốc (2-3 lít/gốc).
– Bệnh thán thư: Sử dụng một số gốc thuốc sau: Thiophanate–Methyl (Topsin-M 70 WP); gốc Carbenzim; gốc Benomyl (Bendazol) với nồng độ 0,2% để phun xịt.
– Tuyến trùng: Sử dụng một số gốc thuốc Diazinon Diaphos 10G với liều lượng 8-10g/gốc hoặc gốc Ethoprophos (Mocap 10G, Vimoca 10G) với liều lượng 10-20g/gốc… xử lý bằng cách đào rãnh cạn quanh gốc, rải thuốc sau đó lấp đất.
– Rệp sáp: Sử dụng một số gốc thuốc Acetamiprid (Mospilan 3EC) phun với nồng độ 0,15 – 0,2% hoặc dùng gốc Emamectin benzoate (Tungmectin 5EC) phun với nồng độ 0,15-0,2%; gốc Alpha-Cypermethrin (Motox 5 EC) với nồng độ 0,2%… Rải gốc dùng gốc thuốc Chlorpyrifos Ethyl (Lorsban 15G) xới quanh gốc sâu 10 cm , phá bỏ tổ đất khô cứng quanh nọc tiêu, rắc thuốc 20 – 30 g /gốc, sau đó phủ đất và tưới đẫm nước cho cây.
Đăng Quang – Hồ Thành
- Hỏi: Thuốc trừ có có hại đối với vật nuôi, con người và cây trồng không? (Nguyễn Kiều Oanh, 06/10/2014)
- Hỏi: tôi biết hiện nay nuôi gà bằng đệm lót sinh thái rất hiệu quả, nhưng tôi chưa biết cách làm đệm lót và cách chăm sóc gà khi nuôi trên đệm lót như thế nào? mong được tư vấn? (Võ An, 06/10/2014)
- Hỏi: Bưởi bị sâu đục quả, em có nghe dùng bọc nylon nhưng không biết mua ở đâu và cách thức bọc trái như thế nào? mong được sự hướng dẫn, cám ơn ? (Nguyễn Văn Tính, 06/10/2014)
- Xin hỏi tập quán và tính gây hại của con sâu tơ trên các loại rau cải và biện pháp phòng trừ sâu tơ? (Nguyen Hoa – Huong Thuy, 06/10/2014)
- Hỏi: Cây lạc hay chết từng khóm, chết từ từ, sau đó lan rộng, ở gốc sáng sớm thấy có mốc trắng. Xin hỏi bệnh gì, cách phòng trị? (Nguoi trong lạc- Hương trà, 01/10/2014)
- Hỏi: Trên cây hành là có những loại sâu, bệnh nào nào thường gặp. trong quá trình phòng trừ cần lưu ý những vấn đề gi? (Hà văn Binh, 01/10/2014)
- Hỏi: Em là sinh viên, em đang tìm hiểu về sản xuất hành lá an toàn, vậy xin hỏi Tiêu chí nào để xác đinh là sản phẩm an toàn? (kieutrinh, 01/10/2014)
- Hỏi: Trên thị trường có những loại phân hóa học nào? Làm Thế nào để phân biệt phân ka li giả và phân đảm bảo chất lượng? (Vo Chơ- Thủy Phương, Hương Thủy, 01/10/2014)
- Hỏi: Vì sao trong qúa trình sử dụng các thiết bị kim loại trong công trinh khí sinh học hay bị đen, nhanh hỏng?. Làm thế nào để lựa chọn một số thiết bị sử dụng khí gá sinh học hiệu quả bằng mắt ? cách sử dụng thiết bị , khí gas sinh học hiệu quả ? (datmai, 01/10/2014)
- Hỏi:Làm thế nào để sử dụng phân thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả trong sản xuất rau? (nguyen van bay, 01/10/2014)